Những món ăn sau đây được xem là biểu tượng ẩm thực trứ danh của vùng cao Tây Bắc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ can đảm để thưởng thức chúng, và thậm chí bạn sẽ vô cùng ấn tượng với vẻ ngoài độc đáo của những món ăn này.
Tên món ăn này đọc chuẩn theo âm Hán Việt là thang cốt - nghĩa là "canh xương". Nguyên liệu chủ yếu của món ăn "khó nuốt" này là từ nội tạng của loài ngựa như tim, gan, tiết, lòng… kết hợp cùng nhiều loại gia vị đặc trưng như quế chi, sả, thảo quả, lá chanh, gừng… và cây thắng cố.
Khi nấu, người dân địa phương thường cho tất cả nguyên liệu vào một cái chảo lớn và cũ (không được dùng chảo mới), sau đó xào lên bằng mỡ ngựa rồi đổ nước vào, cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ.
Khi nấu chín, thắng cố sẽ có một mùi nồng riêng biệt và màu sệt, rất khó ăn đối với những ai lần đầu tiên trải nghiệm món ăn này.
2.Nậm pịa
"Nậm" hay "nặm" trong tiếng Thái nghĩa là canh, "pịa" là thứ dịch sền sệt trong ruột non của bò gồm dịch tiêu hóa và thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn, cho nên có người còn gọi đó là "phân non".
Nguyên liệu chính của nậm pịa là nội tạng các loài động vật ăn cỏ như bò, dê. Tất cả bộ phận được nấu hầm thật nhừ, và đặc biệt không thể thiếu phần "pịa" trứ danh. Đây không phải là một món dễ nuốt cho lắm, vì nó có vị đắng của lòng và "pịa", mùi lại khá khó ngửi. Tuy nhiên sau khi ăn sẽ để lại vị ngọt trong cuống họng. Nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để thưởng thức món ăn từ “phân non” này đâu.
3.Lá ngón xào tỏi
Những ai đã từng đọc tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” thì chắc hẳn sẽ đều biết đến loại lá nổi tiếng này. Tuy nhiên, lá ngón dùng trong món ăn này không độc, thường có hình tròn và ngắn, kích thước lá to gần bằng một bàn tay. Đây là một món ăn đặc trưng ở vùng Mường So (Lai Châu). Người dân địa phương tận dụng loại lá này để làm thành nhiều món ăn trong bữa cơm gia đình. Kiểu truyền thống nhất là luộc hoặc nấu canh, nhưng hấp dẫn hơn cả chính là món lá ngón xào tỏi thường dùng để tiếp đãi thực khách phương xa.
4.Da trâu “thối”
Món ăn này còn có tên gọi khác là "năng min", là một đặc sản của dân tộc Thái. Da của con trâu được lọc ra và giữ nguyên phần lông. Sau đó, người ta sẽ cho da này vào cuốn lá chuối, ủ trong khoảng hai ngày. Mùa hè với thời tiết nóng bức là điều kiện thuận lợi nhất để chế biến món da trâu, vì nhiệt độ cao sẽ làm cho da nhanh "thối" hơn. Khi mùa đông đến, người ta phải ủ thêm nhiều ngày nữa mới có thể chế biến.
Sau khi quá trình ủ hoàn thiện, lông ở da sẽ tự rụng và được mang đi nấu những món như canh da trâu, hay da trâu nướng.
5.Nòng nọc om măng
Nòng nọc sau khi được bắt về rửa sạch, người ta sẽ dùng dao để lấy phần ruột ra rồi mang chế biến bằng cách nấu canh, xào sả ớt, nướng… Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là món nòng nọc om măng.
Món ăn này chỉ nghe thôi đã khiến cho nhiều người hoảng sợ nổi da gà. Nhưng nó lại là một trong những “đặc sản” khá được yêu thích của người dân vùng cao Tây Bắc.
6.Canh rêu hầm xương
Người Tây Bắc thường thưởng thức bát canh rêu hầm xương bốc khói nghi ngút vào những ngày lạnh trời. Người ta hầm rêu nón với xương lợn hoặc xương gà. Ngoài ra họ cũng có thể dùng rêu để làm nộm, gỏi, nướng…Nước dùng của canh rêu hầm xương rất thanh và ngọt. Tuy nhiên các bạn có đủ dũng cảm để thưởng thức một bát rêu xanh mươn mướt ngay từ lần đầu chạm mắt không nào?