DANH MỤC ANDROMEDA
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MEGA
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ POWER
PHÂN TÍCH VIP
DANH MỤC TÀI KHOẢN

Thành viên

Đăng ký thành viên để xem được nhiều thống kê Vietlott hơn

Dự đoán của bạn

Chọn ngày giờ tốt, sắm lễ cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn

Danh mục bài viết
Danh mục bài viết

Để có một năm bình an, mọi sự may lành trong cuộc sống, người Việt có thông lễ cúng rằm tháng Giêng để cầu an. Vậy ngày nào tốt, giờ nào đẹp, lễ cúng gồm những gì để tiến hành cúng rằm đầu năm sao cho mọi sự may lành, tài lộc dôi dư cả năm?

A. Chọn ngày đẹp, giờ tốt cúng Rằm tháng Giêng 2021

1. Cúng Rằm tháng Giêng 2021 ngày nào đẹp?

Năm mới Tân Sửu 2021, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ 6, ngày 26/2/2021 dương lịch. Theo lịch can chi là ngày Ất Tị, ngũ hành Hỏa, ngày Hoàng đạo. Thông thường mọi người tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm tức 15 tháng Giêng âm lịch.

Theo quan niệm người xưa truyền lại, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm là tốt nhất. Bởi đây là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm. Tương truyền,  vào chính thời điểm trăng mọc này, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm bình an, may mắn.

2. Cúng Rằm tháng Giêng vào 14 âm được không?

Như đã nói phía trên, cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào ngày 15 âm lịch. Tuy nhiên, ngày nay cuộc sống bận rộn, nhiều gia đình không sắp xếp được công việc, thời gian để cúng đúng Rằm thì có thể linh hoạt cúng trước đó 1 ngày cũng được, tức vào ngày 14 tháng Giêng năm Tân Sửu này. Ngoài 2 ngày này 14 và 15 âm lịch, gia chủ không nên cúng Rằm tháng Giêng vào ngày khác vì sẽ mất linh. 

Lưu ý quan trọng: Nếu cúng vào ngày 14 âm, nên tiến hành vào thời điểm từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch. Sau thời gian này sẽ kém linh.

3. Cúng Rằm tháng Giêng giờ nào tốt năm Tân Sửu 2021?

Khung giờ tốt nhất: Giờ Ngọ (11h-13h), tốt hơn cả là chính Ngọ
 
Lệ xưa cho rằng, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là thời điểm tốt nhất. Mọi người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.
 
Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng là được.

Ngoài ra, Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021 có các khung giờ hoàng đạo dưới đây, gia chủ có thể chọn để tiến hành nghi lễ cúng Rằm cũng rất phù hợp.
 
- Ngày chính Rằm 15 tháng Giêng, giờ đẹp gồm:

  • Giờ Thìn (7h-9h)
  • Giờ Ngọ (11h-13h)
  • Giờ Mùi (13h-15h)

- Ngày 14 tháng Giêng, khung giờ đẹp gồm:

  • Giờ Thìn (7h-9h)
  • Giờ Tị (9h-11h)
  • Giờ Thân (15h-17h)
  • Giờ Dậu (17h-19h)

B. Lễ cúng cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì?

Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên "tùy tiền biện lễ", dựa vào kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.

1. Mâm lễ mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng

Mâm lễ mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng gồm có:

  • Năm lạng thịt vai luộc 
  • Một bát canh măng 
  • Một đĩa xào thập cẩm 
  • Một đĩa nem 
  • Một đĩa rau xào 
  • Một đĩa giò 
  • Một đĩa xôi gấc 
  • Một đĩa hoa quả

Ngoài ra còn các vật phẩm khác như: 

  • Hương 
  • Hoa 
  • Vàng mã
  • Đèn nến
  • Trầu cau
  • Rượu

Đặc biệt, ở một số  nơi, trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên Tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy. Ngoài ra còn có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.

2. Mâm lễ chay cúng Phật

Mâm lễ chay cúng Phật ngày Rằm tháng Giêng gồm có:

  • Hoa quả
  • Chè xôi
  • Các món đậu
  • Canh xào không thêm nhiều hương liệu
  • Bánh trôi nước

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

3. Nên cúng Rằm tháng Giêng ở nhà hay ở chùa?

Rất nhiều người phân vân việc nên cúng lễ Rằm tháng Giêng ở nhà hay lên chùa. Người thì cho rằng cúng ở nhà là được rồi, người khác lại cho rằng phải lên chùa mới đúng, nhưng cũng có người cho rằng phải cúng cả ở nhà và trên chùa. Vậy, cúng Rằm tháng Giêng ở đâu mới đúng?
 
Vào ngày lễ Rằm tháng Giêng hàng năm, người Việt thường rất coi trọng việc cúng lễ, đa phần mọi người thường làm lễ mặn cúng gia tiên và lễ ngọt (lễ chay) để cúng Phật. Tùy vào phong tục từng nơi cũng như điều kiện kinh tế gia đình nên đồ lễ cũng mỗi nhà không giống nhau, tuy nhiên, tất cả cùng thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và tấm lòng thành kính đối với Phật thánh.
 
Ngày nay, có nhiều gia đình bên cạnh việc cúng Rằm tháng Giêng ở nhà còn làm một cái lễ ngọt lên chùa dâng lên Phật thánh, nhưng mục đích chung vẫn là cầu mong sức khỏe bình an cho gia đình, con cháu ngoan ngoãn, học hành tấn tới.
 
Vào ngày Rằm tháng Giêng, người Việt còn có một phong tục nữa là dâng sao giải hạn, việc này được thực hiện ở chùa, mỗi chùa có một nghi lễ cúng khác nhau, tụng kinh cũng khác nhau.

Theo phong tục này thì nếu trong nhà năm đó có người bị “sao hạn” thì mọi người sẽ lên chùa để giải hạn, cầu mong tai qua nạn khỏi và việc chuẩn bị một cái lễ lên chùa để “dâng sao” là việc không thể thiếu.

Như vậy, vào ngày Rằm tháng Giêng, mọi người có thể làm lễ cúng ở nhà, nếu nhà thờ Phật thì làm thêm lễ dâng Phật, có thể dâng lễ lên chùa hoặc không. Nếu trong gia đình có người bị “sao hạn” thì cần lên chùa cúng dâng sao giải hạn.

Lời kết

Chúng ta vừa tìm hiểu về cách chọn ngày, cũng như sắm lễ cúng Rằm tháng Giêng trong tháng đầu năm. Một chút kiến thức để đem lại may mắn tài lộc trong năm mới này. Hy vọng sẽ giúp bạn thêm được những kiến thức tốt đẹp để đón tết với tài lộc và may mắn. Tuy nhiên, cũng cần xác định rằng tốt nhất vẫn là ăn ngay ở lành, sống tích đức thiện lương thì ắt tài lộc sẽ đến, việc giữ phong thủy chỉ là phần bổ sung cho phúc đức gia chủ.

Chúc cho mọi người có nhiều sức khỏe và sự may lành trong cuộc sống.

Nguồn: tổng hợp bởi andromeda.com.vn

Bài viết khác về Tâm linh - Bí ẩn