23rd October 2024

Có thể bạn chưa biết về Lễ Thất Tịch với truyền thuyết Ngưu Lang - Chúc Nữ

Ngày: 06/09/2020 Xem: 717

Chắc hẳn là người Việt Nam ai cũng từng nghe đến câu chuyện tình đẹp của chàng Ngưu với nàng Chức Nữ. Một chuyện tình buồn nhưng rất đẹp, rất trong sáng được dựng lên với tất cả những nét đẹp nhất của tình yêu lứa đôi. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về chuyện tình đẹp này và Lễ Thất Tịch dành cho tình yêu phối ngẫu nam nữ.

Đã có một sáng tác bài hát Chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ để nói về chuyện tình đẹp này. Và cũng có hẳn một ngày dành riêng để tôn vinh tình yêu nam nữ trong những ngày đầu tháng 7 âm lịch này. Thời tiết tháng 7 âm lịch ảm đạm nhưng lãng mạn của những ngày chớm thu, khi bầu trời ban đêm lất phất những cơn mưa ngâu, là thời điểm báo hiệu cho một ngày lễ truyền thống ca ngợi tình yêu nam nữ - đó chính là tết Thất Tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch.

Nếu như Phương Tây có ngày lễ Valentine, thì Phương Đông cũng có lễ Thất Tịch để tôn vinh và cầu nguyện cho tình yêu nam nữ. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lễ Valentine của Phương Đông này ngay sau đây.

A. Chuyện tình đẹp của Chàng Ngưu và Nàng Chức Nữ.

Lễ Thất Tịch - Valentine Châu Á bắt nguồn từ một câu chuyện thần thoại cảm động về chàng trai chăn trâu nghèo hiền lành tốt bụng tên là Ngưu Lang và cô tiên xinh đẹp này chính là cô gái út của Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu tên là Chức Nữ. Vì quá say đắm và si mê nhan sắc nàng mà anh chàng chăn trâu đã lấy bộ xiêm y của Chúc Nữ khi nàng xuống hạ giới tắm, khiến cô không thể về trời được.

Nàng Chức Nữ cảm mến trước tình cảm chân thành và chân thật của chàng và nên đã đồng ý kết duyên, ở lại cùng anh mong nên nghĩa chồng vợ trăm năm. Tây Vương Mẫu biết được sự tình nên đã nổi giận sai thiên binh thiên tướng bắt nàng về trời. 

Tình cảm chồng vợ thắm thiết sắc son của hai người sau nhiều sóng gió, đau thương cuối cùng đã cảm động được Tây Vương Mẫu, bà liền sai Thái Bạch Kim Tinh truyền lệnh cho hai người 7 ngày có thể gặp nhau 1 lần, nhưng vì tuổi cao nên khi truyền lệnh của Tây Vương Mẫu, ông đã nghe nhầm thành 1 năm gặp nhau 1 lần vào ngày mùng 7 tháng 7.

Như thế cứ mỗi năm một lần đến ngày mùng 7 tháng 7 hàng âm lịch năm họ được gặp nhau trên cây cầu “Ô Thước” này, hai vợ chồng đã mừng rỡ ôm nhau vui mừng đến bật khóc, những giọt nước mắt hạnh phúc này đã biến thành những cơn mưa lất phất chợt đổ rào trên trần thế. Và câu chuyện thần thoại này chính là nguồn cảm hứng, là nguồn gốc của những phong tục, tập quán trong ngày tết Thất Tịch truyền thống của người dân mỗi độ tháng Bảy về.

B. Lễ Thất Tịch những điều có thể bạn chưa biết

1. Nguồn gốc lễ Thất Tịch tại Việt Nam

Lễ Valentine châu Á được người Hoa đem theo đến Việt Nam trong quá trình di dân của mình. Ngày này còn có những tên gọi khác như: Ngày của những số 7; Lễ hội của những cô con gái; Sinh nhật của nàng tiên thứ 7; Ngày của những kĩ năng; lễ hội Chim Ô Thước.

2. Nguồn gốc con bò của chàng Ngưu

Con bò của chàng Ngưu trong trong câu chuyện thần thoại trên thực ra là một vị tiên, vì mắc tội mà phải xuống trần đầu thai thành con bò của chàng Ngưu Lang.

3. Ngưu Lang - Chức nữ có thể 2 - 3 năm mới gặp nhau 1 lần.

Người ta kể rằng, nếu như đêm ngày 7 tháng 7 âm lịch Trời nhiều mây hoặc có mưa, cầu ô thước không xuất hiện thì hai người phải chờ đến năm sau với hy vọng bầu Trời đẹp họ mới có thể gặp nhau.

4. Đây là một lễ hội truyền thống lớn của Châu Á

- Khi vào Việt Nam ngày lễ này được gọi là lễ Thất Tịch cầu nguyện cho tình yêu nam nữ.

- Ngày 7 tháng 7 âm lịch là ngày hội truyền thống lớn của Trung Hoa, nó được gọi là ngày lễ Qixi. Lễ hội này bắt đầu từ thời nhà Hán (năm 206 trước CN - năm 220 sau CN).

- Tại Hàn Quốc lễ này được gọi là Chilseok cũng diễn ra vào ngày 7 tháng 7 theo lịch âm.

- Nhật Bản cũng kỷ niệm lễ hội này để kỷ niệm ngày gặp gỡ của Orihime (tức sao Chức Nữ) và Hikoboshi (tức sao Ngưu Lang), gọi là lễ Tanabata. Điều đặc biệt là riêng ở Nhật ngày lễ Thất Tịch diễn ra vào ngày 7/7 dương lịch chứ không phải âm lịch như các quốc gia khác.

5. Lễ Thất Tịch, ngày lễ của các cô gái

- Vào đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch, sao Chức Nữ sẽ tỏa sáng vô cùng rực rỡ và lung linh nhất. Nếu bạn nhìn lên bầu trời phía Bắc, ngôi sao sáng thứ hai chính là sao Chức Nữ. Truyền thuyết nói rằng nếu cùng người bạn yêu ngắm sao Chức Nữ vào đêm này, tình yêu ấy sẽ vững bền mãi mãi.

- Trước kia đây là ngày lễ dành cho các cô gái chưa chồng cầu nguyện cho Chức Nữ. Các cô gái mong muốn mình sẽ có được đôi bàn tay khéo léo trong các công việc nữ công gia chánh, đặc biệt là thêu thùa dệt vải.

- Ngày nay lễ này bắt chước lễ Valentine của Phương Tây, trai gái yêu nhau dành tặng nhau hoa hồng, chocolate, thậm chí nhiều gia đình đã chọn ngày này để tổ chức các sự kiện gia đình hoặc họ tổ chức sự kiện đặc biệt để "ghép đôi" cho các đôi lứa. 

- Tại Việt Nam đây là dịp đặc biệt để thể hiện tình cảm với người thương. Cho đến thời điểm hiện nay, tết Thất Tịch vẫn là một ngày lễ truyền thống đầy màu sắc lãng mạn của tình yêu với truyền thuyết Ngưu Lang - Chức Nữ, cùng những mơ ước của các thanh niên nam nữ về một lương duyên viên mãn bền lâu như tình yêu của họ.

Lời kết

Đây là một ngày lễ truyền thống tốt đẹp, nhằm tôn vinh và cầu nguyện tình yêu nam nữ với ước mong sẽ đem đến hạnh phúc viên mãn trong hôn nhân, sự chung thủy đến trăm năm giống như câu chuyện thần thoại về chàng Ngưu và nàng Chức Nữ.

Chúc cho tất cả chúng ta luôn có được tình yêu đẹp và bền vững.

**Lưu ý: thông tin chỉ mang tính tham khảo
Nguồn: Tổng hợp bởi andromeda.com.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bình luận

Gửi bình luận

DỰ ĐOÁN MEGA 6/45 MỚI NHẤT

MEGA 6/45 kỳ #1267 - Ngày: 23/10/2024
Số yếu: là số có xác suất ra thấp
Số mạnh: là số có xác suất ra cao
Số chọn

BÀI VIẾT XEM NHIỀU