Đâu là hành vi của những kẻ thất bại, người thua cuộc
Danh mục bài viết
Danh mục bài viết
Trong sách Giáo lý Công Giáo có một định nghĩa rất đơn giản về sự khiêm tốn, đó là "Khiêm tốn là sự thật". Nhận thức rõ bản thân trong sự thật là tốt hoặc xấu với tâm lý tích cực luôn mang lại sự tôn trọng từ phía người khác, cho dù mình là kẻ thất bại, người thua cuộc.
Có ai đó nói rằng, 'tâm lý tốt nhất để ứng xử trên đời là đừng quá coi trọng bản thân và cũng đừng đánh giá thấp người khác'. Mỗi người đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng, nếu bạn quá coi trọng bản thân mà coi thường người khác, bạn sẽ tự chuốc lấy rắc rối cho mình.
Và trong thực tế của cuộc sống, nhiều người trong chúng ta không phát hiện và khắc phục những điểm yếu của mình một cách kịp thời, luôn tự cao tự đại đồng nghĩa họ đang tự tay huỷ hoại cuộc sống của chính mình. Vậy đâu là cách hành xử của những con người luôn thất bại và thua cuộc trong đời sống. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu những đặc điểm ngay sau đây.
Luôn cho mình là trung tâm của mọi vấn đề
Trong sinh hoạt đời sống của mỗi người, ắt hẳn chúng ta sẽ bắt gặp được những con người kiểu thế này, là luôn coi mình là người hiểu biết, là trung tâm của kiến thức, thông thạo tất cả mọi vấn đề.
Họ mới đi du lịch một vài quốc gia mà tự lên mặt rằng đã hiểu hết toàn bộ thế giới. Người đó chỉ đọc có vài quyển sách đã bắt đầu đi dạy đời người khác như thể mình biết hết chữ nghĩa trên đời này vậy... Những người này kiêu căng, ngạo mạn, luôn cho rằng mình là trung tâm của thế giới. Ngặt nỗi, những người càng tự cao, cho mình là trung tâm vũ trụ giống như tự tìm rắc rối, phiền phức cho mình.
Shakespeare từng nói: "Kẻ ngu cho rằng mình khôn, nhưng người khôn tự biết mình khôn." Nhiều khi sự khoe khoang của bạn chẳng là gì trong mắt người khác, mà ngược lại, họ cảm thấy bạn như đang làm trò hề vậy. Chỉ bằng cách khiêm tốn, chúng ta mới có thể tiến bộ liên tục. Nếu bạn tỏ ra tự cao tự đại và coi mình là vĩ nhân thì ngược lại bạn sẽ thu hút sự chán ghét, ghê tởm từ người khác, cuối cùng bạn sẽ bị mất thể diện và công việc. Đây không phải là sự khôn khéo, mà là sự ngu ngốc.
Người kiêu căng thường kết cục xấu
Tự cao tự đại thực ra là một cái bẫy tư duy đáng sợ. Một khi bị mắc kẹt bên trong, bạn có thể bị chôn vùi trong một cuộc sống đầy hứa hẹn và ảo tưởng mãi mãi. Hãy nghĩ xem có bao nhiêu người đã cắt đứt sự nghiệp của họ vì tự cho mình là nhất, tự cao tự đại, không coi ai ra gì và cuối cùng bị hủy hoại.
Những người phóng đại bản thân quá mức và quá tự mãn như thế này thường kết thúc thảm hại. Vì cái gì cũng có mức độ nên khi nhận ra đã đi quá giới hạn thì đã quá muộn. Như có câu: "Tự tin là một chuyện, nhưng tự tin mù quáng sẽ chỉ mang đến cái chết." Khi một người quá tự tin, anh ta trở nên tự cho mình là đúng và lúc đó, anh ta có thể tiến rất gần đến cái chết lúc nào không hay.
Chính vì thế, những người thông minh thực sự sẽ đối mặt với bản thân một cách lý trí, họ hiểu rằng mình chỉ là một người bình thường, cơm ngày ba bữa, không có năng lực hô mưa gọi gió, cũng không có khả năng hoạch định trước.
Socrates, người sáng lập triết học khi được người người khen ngợi, ông ấy cũng chỉ nói "Điều duy nhất tôi biết là sự ngu dốt của chính mình." Trong cả cuộc đời của một người, sợ nhất là sự hài lòng quá mức. Hãy buông bỏ thói tự cao tự đại, bạn có thể sống tốt cuộc đời này.
Chà đạp người khác để nâng mình là kẻ hạ đẳng
Làm người, càng biết hạ mình, khiêm tốn, nhân hậu thì càng có phúc. Vì vậy, tâm lý tốt nhất để ứng xử trên đời là: đừng quá coi trọng bản thân và cũng đừng đánh giá thấp người khác. Mỗi người đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng, nếu bạn quá coi trọng bản thân mà cho mình cái quyền coi thướng người khác thì bạn sẽ tự chuốc lấy rắc rối cho chính mình. Phóng đại quá mức về vị trí của mình, quá tự cao sẽ không thể hiện được giá trị thực sự của bản thân trong cuộc sống.
Chỉ khi bản thân không tự cao, không coi thường người khác, hòa đồng và vui vẻ giao tiếp thì mới có thể mỉm cười nhìn đời. Người có tâm càng rộng rãi thì mắt họ nhìn đâu cũng thấy điều tốt đẹp, còn ngược lại thì chính là đã thua người khác rồi. Trong cuộc sống, việc quá coi trọng bản thân mà coi thường người khác là điều cấm kỵ nhất.
Vậy nên, bất kể khi nào và ở đâu, làm người luôn cần giữ thái độ bình tĩnh, điềm đạm và khen ngợi ưu điểm của bạn bè thay vì bới móc khuyết điểm của người khác để chà đạp họ. Đó là cách đúng đắn để làm cho bản thân trở nên hoàn thiện hơn.
Lời kết
Nếu khiêm tốn khi được người khác khen ngợi là điều khá dễ dàng với mọi người, nhưng khiêm tốn nhìn nhận sai lầm của mình trước những sự góp ý sửa lỗi của người khác đó mới là điều khó khăn. Bởi xu thế mỗi người ai cũng có khuynh hướng tự biện hộ cho những sai lầm của mình cả. Chấp nhận sự thật thực tế bản thân không chỉ khi tốt đẹp mà cả khi bị lầm lỗi, thất bại đó mới chính là khiêm tốn thực sự.
Chúc cho mọi người luôn có cho mình sự khiêm tốn cần thiết cho cuộc sống của mình.