DANH MỤC ANDROMEDA
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MEGA
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ POWER
PHÂN TÍCH VIP
DANH MỤC TÀI KHOẢN

Thành viên

Đăng ký thành viên để xem được nhiều thống kê Vietlott hơn

Dự đoán của bạn

Những mối quan hệ quan trọng nhất trong làm ăn kinh doanh

Danh mục bài viết
Danh mục bài viết

Mục tiêu tối hậu của làm ăn kinh doanh là lợi nhuận, vậy nên trong việc tạo lập các mối quan hệ trong kinh doanh là quan trọng nhất, bởi lẽ chính những mối quan hệ hợp tác đó mới giúp bạn đạt được mục tiêu tốt nhất. Đó chính là doanh thu của bạn.

Nếu có ý định khởi nghiệp hay đầu tư kinh doanh, có lẽ việc tiên quyết phải có được là thiết lập cho mình những mối quan hệ tốt để đảm bảo sản phẩm của mình có thể tiêu thụ tốt và hướng đến mục tiêu doanh thu. Họ không nhất thiết phải là người thông minh, giỏi giang hay gì cũng biết nhưng họ là yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được doanh thu ưng ý.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu đó là những mối quan hệ nào, và vì sao nó lại quan trọng đến vậy trong kinh doanh.

Mối quan hệ thân thiết với khách hàng

Đây là đối tượng mà bạn không có giá trị tương đương để trực tiếp trao đổi với họ, nhưng đối lại chính họ mới đóng vai trò chính quyết định đến thành bại của bạn. Một khách hàng nhiệt tình, trung thành và thân thiện sẽ luôn được người bán hàng ưu tiên thiết lập mối quan hệ lâu dài. Và đáp lại, khách hàng cũng nhiệt thành ủng hộ sản phẩm của người bán hàng.

Mối quan hệ tốt với nhà tư vấn

Người tư vấn đầu tư kinh doanh không nhất thiết phải là người thông minh, giỏi giang hay gì cũng biết. Về cơ bản, họ sẽ là người tiến hành trao đổi, bổ sung kiến thức cho bạn. Chẳng hạn như, họ truyền lại kinh nghiệm phỏng vấn xin việc, dạy bạn kỹ năng quản lý tài chính cá nhân... Thông qua quá trình trao đổi kinh nghiệm như vậy, bạn và "nhà tư vấn" có thể giúp nhau cùng trưởng thành.

Mối quan hệ trực tiếp với đối tác chiến lược

Đây là nhóm đối tượng kết giao có chung một mục đích, tham vọng và mục tiêu. Đối tác chiến lược sẵn sàng cộng tác cùng bạn để đôi bên cùng có lợi. Một mối quan hệ hợp tác tốt được quyết định bằng sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. 

Một ví dụ, bạn muốn mở cửa hàng (bạn đã có năng lực thiết kế) thì cần hợp tác với người có khả năng kinh doanh mới đạt được hiệu suất ấn tượng nhất. Chỉ khi hai bên đều phát huy hết giá trị của mình mới là “win - win”.

Cách tạo lập các mối quan hệ trong kinh doanh

(1) Hỏi xin lời giới thiệu từ những người thân thiết.

(2) Chú trọng đến những cộng đồng gần gũi, có liên quan đến lĩnh vực của mình.

(3) Lên kế hoạch trước khi tiếp cận.

(4) Tạo ra những ấn tượng khó quên.

(5) Cư xử trên các phương tiện truyền thông xã hội theo cách tôn trọng như ngoài đời.

(6) Trở nên hữu ích với đối tác.

(7) Tận hưởng niềm vui và học hỏi điều mới tại các cuộc làm ăn.

Lời kết

Chúng ta vừa cùng nhau điểm qua những mối quan hệ có giá trị quyết định sự thành bại trong làm ăn kinh doanh của bạn. Nên nhớ rằng, nếu giữ được những mối quan hệ này tốt thì việc kinh doanh của bạn chắc chắn sẽ thành công và ngày càng phát triển mạnh, bằng không thì thất bại là việc không thể tránh khỏi.

Hãy tạo cho mình những mối quan hệ tốt.

Nguồn: Tổng hợp bởi andromeda.com.vn

Bài viết khác về Blog cuộc sống