Chuyện tâm linh: Làn sóng sa thải nhân viên của Google theo tâm linh
Nội dung bài viết
Thời gian gần đây, Google liên tục sa thải nhân viên của mình khắp nơi. Nhiều người vẫn cho là do bởi kinh tế khó khăn, do chiến tranh dịch bệnh gây ra. Thế nhưng liệu đó có phải là nguyên nhân chính?
Làn sóng sa thải của Google có thể khiến nhiều người cảm thấy "sốc" vì không một ai hiểu lý do thực tế là gì. Tuy nhiên, với góc nhìn của Đạo Phật thì chuyện này rất dễ hiểu.
A. Làn sóng sa thải của Google
1. Làn sóng sa thải nhân viên Google trên toàn cầu
Một sự kiện được xem là chấn động khi vừa qua Microsoft sa thải lần lượt 10.000, tiếp đến là Google cũng cho 12.000 nhân viên nghỉ việc, sau đó là liên tiếp các công ty khác cũng cho nghỉ hàng loạt nhân viên của mình.
Theo thống kê, đã có 256 công ty trong ngành công nghệ toàn cầu phải tiến hành sa thải khoảng 83.000 nhân viên riêng trong tháng đầu tiên của năm 2023.
Nhiều người không hiểu lý do khi một số người đã dành 2 thập kỷ tại công ty nhưng lại bị cho nghỉ thông qua email mà chẳng có lấy một bữa chia tay hay buổi cảm ơn chính thức. Họ đột ngột bị khóa tài khoản và máy tính xách tay khiến họ phải liên hệ với người quản lý thông qua các phương tiện khác để làm rõ. Một số người quản lý thậm chí không biết chuyện gì xảy ra.
Một số nhân viên trong diện sa thải cảm thấy "choáng váng" vì có thành tích cao, cũng như cống hiến cho công ty thời gian dài. Một kỹ sư công nghệ của Google cho hay: “Có vẻ như những người thực sự quan trọng không bị sa thải, nhưng rất nhiều nhân viên xuất sắc phải ra đi và thật khó để hiểu được lý do”.
Google trước đây đã từng là một cái gì đó khác biệt, là điểm đến trong mơ của những người giỏi nhất. Họ cũng luôn tìm cách để nhân viên cống hiến, gắn bó lâu dài với công ty, nhưng có vẻ lúc này đã... trở mặt.
2. Một số nguyên nhân của việc sa thải
- Do ChatGPT:
Một phần nguyên nhân có thể đến từ sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo. Một số doanh nghiệp khẳng định sẽ xem xét nghiêm túc việc sử dụng ChatGPT để vận hành công việc.
Ngay sau khi sa thải hơn 10 ngàn người, Microsoft đã rót 10 tỷ USD vào ChatGPT. Còn theo New York Times, tiếng vang của ChatGPT đã thúc đẩy Google tăng tốc các dự án trí tuệ nhân tạo của mình.
- Lý do tiền bạc:
Phần lớn đều cho biết đã phát triển nhanh chóng trong đại dịch, nhưng đến nay nhu cầu của thị trường giảm, khiến họ phải giảm bớt nhân viên.
Thậm chí, theo chuyên gia này, việc sa thải có thể làm tăng sự căng thẳng ở cả người ra đi và ở lại, dẫn đến giảm năng suất lao động: "Thông thường công ty không gặp vấn đề về chi phí. Họ gặp vấn đề về doanh thu. Sa thải nhân viên không làm tăng doanh thu, thậm chí còn khiến nó giảm".
- Sa thải theo trào lưu:
Có chuyên gia nhận định việc sa thải tại các công ty công nghệ hiện nay giống như một trào lưu. Họ làm vậy vì công ty khác cũng làm như vậy. Có thể các công ty đang sao chép nhau và học hỏi quyết định của nhau.
Các nhà phân tích chỉ ra một thực tế ở những công ty cắt giảm hàng nghìn nhân viên: Không bên nào đang ở bờ vực phá sản. Thậm chí một số vẫn có doanh thu tốt và kiếm được nhiều tiền sau đại dịch.
- Có thể chỉ là ngẫu nhiên:
Khi không hiểu đâu là lý do đích đáng nhất, người ta nghĩ rằng việc sa thải được cho là mang tính ngẫu nhiên thay vì dựa trên hiệu suất. Không ít người lo lắng họ có nguy cơ bị loại kể cả khi làm tốt vai trò của mình.
3. Lý giải nguyên nhân sa thài của Google theo tâm linh
Khi lý giải nguyên nhân theo khía canh tâm linh thì những lý do kể trên đây như do tài chính, do trào lưu, hay ngẫu nhiên... cũng chỉ là bề nổi của vấn đề, không có lý do nào có thể phản ánh đúng tình hình của vấn đề.
Việc bạn gắn bó với một công ty có thể tương đương với việc ta kết hôn ai đó, dù cam kết bằng tờ giấy kết hôn thì vẫn có ngày họ bỏ ta đi. Phật giáo xem đó là hết duyên. Hết duyên thì "đứt gánh giữa đường", nên có nêu ra muôn ngàn lý do cụ thể nào đó thì cũng không làm cho đôi bên cảm thấy hài lòng.
Đối với nhà Phật mọi thứ diễn ra đều có nguyên nhân của nó, nhưng nhìn chung mọi thứ đều vô thường, điều này có nghĩa là không có gì là mãi mãi cả. Vậy nên nhiều người cứ tự cho rằng đi làm công ăn lương là để cho ổn định, nhưng một khi quyển sinh quyền sát của bạn nằm trong tay quản lý thì không bao giờ đó là ổn định cả.
Nhiều người cho rằng nên làm chủ, nhưng làm chủ thì cũng không có nghĩa là việc làm ăn không gặp sóng gió, lúc lên lúc xuống. Mọi thứ đều tuân theo sự vô thường, bất định từ lúc ta chào đời cho tới khi kết thúc cuộc sống này. Tuy nhiên, chính điều đó lại có sự thú vị riêng.
Cuộc sống nếu diễn ra theo kế hoạch địch sẵn thì còn gì đâu là hay ho.
Thực tế đã chứng minh, công việc tưởng gắn bó cả đời nhưng có lúc lại hóa hư không. Ngay cả người ta nhất mực yêu thương cũng có ngày bỗng dưng bỏ ta đi... Nay có cả gia sản, ngày mai chẳng có gì cũng là lẽ thường của cuộc đời này.
Thế nên bạn có tận tâm với công việc của mình đến mấy, cống hiến cả cho nó thì cũng có ngày bạn cũng như các nhân viên Google, bị sa thải không lý do.
Nói rộng ra, mỗi người sinh ra đều có một định lượng tội phước nhất định do duyên nghiệp ta đã gieo từ trước. Những kết quả mà ta nhận được ở hiện tại dù tốt hay xấu cũng là do chúng ta tạo ra trong quá khứ.
Vậy nên, tạm hiểu một người đang trong giai đoạn đang thất nghiệp, nghĩa là đang bị thiếu phước. Họ có thể thay đổi bằng cách tạo ra thêm phước mà thôi.
B. Nên làm gì khi bị sa thải?
Tất nhiên là đi tìm việc! Thực tế, cơ hội cũ khép lại có thể là để mở ra một cơ hội tốt hơn cho chúng ta. Ví dụ như các nhân viên của Google với kinh nghiệm của mình sẽ có nhiều nơi mở rộng cửa đón chào.
Nhưng tìm việc cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ, ta nên hiểu xa hơn rằng một điều bất như ý xảy ra cũng là lúc ta cần phải ý thức rằng mình đã cạn phước. Duyên cũ đã kết thúc cũng có nghĩa là ta cần tạo ra những nhân duyên mới tốt đẹp hơn, như thế mới mong tạo ra quả lành, thơm ngọt sau này.
Cụ thể, bạn có thể thực hiện những việc sau để tạo thêm phước lành cho mình:
1. Làm tình nguyện viên
Nếu bản thân vẫn có một khoản tiền dự trữ trong thời gian ngắn thì nên tận dụng thời gian thất nghiệp này để làm nhiều việc thiện nguyện hơn. Bạn có thể tham gia các công tác xã hội, nếu có thể giúp sức thì giúp sức, giúp tiền được thì giúp tiền, tùy khả năng của mình.
Đừng ngại việc vệ sinh xóm làng, đường xá, khu phố,… hoặc vào chùa làm công quả. Những việc chân tay nên ưu tiên trong thời gian này, chính làm việc như vậy là nhân mà lao động trí óc là quả.
Người nào trước đây đem sức lực, tay chân của mình làm việc giúp cho người khác, tức là làm phước bằng lao động thủ công thì qua những kiếp sau, tự đầu óc họ trở nên minh mẫn họ sẽ làm việc đầu óc được.
Khi mình có quả tốt từ làm việc chân tay thì sau này lao động trí óc tạo ra rất nhiều quả. Vậy là một hạt giống thiện đã được gieo, và bánh xe nhân quả sẽ chuyển động.
2. Cứu giúp những người xung quanh mình
Luôn ý thức cao việc cần phải cứu giúp người xung quanh mình, khi đó bạn càng quan sát càng nhận ra rất nhiều người cần sự hỗ trợ dù là nho nhỏ. Không nên chê việc thiện nhỏ cho dù là dẫn người già qua đường, hỗ trợ một người bị ngã xe, rơi đồ,...
3. Tu thân, tránh xa cám dỗ
Thông thường những điều không vui trong hiện tại như mất việc, ly hôn, mâu thuẫn,... thường là do một duyên không lành trong quá khứ. Vì thế, ta cần thể hiện sám hối những lỗi lầm do cố ý hay do si mê mà ta đã gây ra từ kiếp xưa. Lúc này ta cần tu thân để hạn chế những rắc rối từ việc làm bất thiện của mình gây ra trong tương lai.
Điều quan trọng đó là cần tránh xa những thứ cám dỗ nguy hiểm: tiền bạc, danh vọng, quyền lực, và tình dục... Những gì chúng ta đang làm đều được "ghi chép" không thiếu thứ gì, đừng nghĩ rằng việc không ai biết thì không đáng sợ.
Đó cũng là yếu tố nhân quả, phước đức giúp ta thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn của thất nghiệp và đói nghèo.
Chúc mọi người sức khỏe và nhiều may mắn!
**Thông tin chỉ mang tính tham khảo
Nguồn: Hùng Lâm - lichngaytot.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bình luận
Gửi bình luận
Số yếu: là số có xác suất ra thấp |
|
Số mạnh: là số có xác suất ra cao |
|
Số chọn |
|