DANH MỤC ANDROMEDA
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MEGA
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ POWER
PHÂN TÍCH VIP
DANH MỤC TÀI KHOẢN

Thành viên

Đăng ký thành viên để xem được nhiều thống kê Vietlott hơn

Dự đoán của bạn

Chuyện tâm linh: Rùng rợn nghi lễ tắm rửa cho người chết

Danh mục bài viết
Danh mục bài viết

Từ hơn một thế kỷ trước kéo dài cho tới nay, một bộ tộc ở Indonesia có nghi lễ tắm rửa cho người chết được thực hiện 3 năm một lần để cầu mong may mắn cho bản thân.

Trên hòn đảo Sulawesi, Indonesia có một phong tục đáng sợ của bộ tộc Toraja truyền từ đời này sang đời khác. Họ đào xác lên để tắm rửa rồi mặc quần áo yêu thích cho người quá cố và việc này diễn ra cứ 3 năm một lần với mục đích cầu mong được phù hộ và nhận về mình sự may mắn.

Nghi lễ tắm rửa cho người chết được bắt nguồn từ một câu chuyện hơn một thế kỷ trước, nghi lễ bắt đầu ở ngôi làng Baruppu rồi lan sang các ngôi làng khác trong vùng. Khi đó, một người đàn ông nghèo khó tên Pong Rumasek trong lúc đi săn ông nhìn thấy một xác chết bị bỏ lại dưới một gốc cây. Trước cảnh tượng đó, ông lại gần và dùng quần áo của mình khoác lên xác chết sau đó ông còn chôn cất cẩn thận.

Kể từ đó về sau ông gặp rất nhiều may mắn, nhất là tiền bạc cứ ùn ùn đổ về, làm gì cũng có người giúp đỡ, ông kể lại chuyện này cho mọi người và người trong bộ tộc Toraja tin rằng các linh hồn sẽ phù hộ cho họ giàu sang phú quý nếu chăm sóc các xác chết của những người đã khuất.

Câu chuyện lan rộng và dần dần nghi lễ tắm rửa cho người chết, mặc áo cho họ hay còn gọi là Manene ra đời từ đó. Người thân sẽ khai quật các ngôi mộ, tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo mới cho người quá cố, nếu quan tài đã mục rỗng thì được thay mới, việc này mất khoảng 3 ngày. Con cháu còn đưa xác chết diễu hành quanh làng theo một con đường thẳng nhất định.

Khi đến thời điểm thực hiện nghi lễ Manene, họ sẽ lại đưa các quan tài của người quá cố ra làm lễ tắm rửa, thay quần áo và rước về nhà như một sự bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. 
 
Không chỉ biết tới với nghi lễ Manene lạ lùng, trước đây, tại bộ tộc Toraja, họ xem chết đi là một việc vô cùng quan trọng. Tang lễ của họ vô cùng tốn kém đến nỗi mọi người từ lúc sống đã cố gắng tiết kiệm thật nhiều tiền bạc để sau này chết có tiền để lo liệu đám tang.

Thậm chí, khi không đủ tiền thực hiện tang lễ thì tận vài năm sau khi đủ tiền thì tang lễ mới được tiến hành. Cho dù lo xong tang lễ họ lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất nhưng họ vẫn không từ bỏ phong tục này. Những người này có niềm tin mãnh liệt rằng có mối liên kết người chết với người sống. Vì thế, tang lễ không thể xuề xòa cho qua được.

Chi phí tang lễ rất cao vì mỗi đám tang thường kéo dài nhiều ngày, nó bắt đầu bằng việc giết mổ trâu và lợn để đảm bảo một cuộc sống đầy đủ bên kia thế giới cho người thân. Sau đó những quan tài đựng người chết sẽ được đặt trong các hốc đá cho đến khi hoàn thành xong tang lễ.

Nếu người thân chết ở một nơi xa họ buộc phải đến đúng địa điểm đó để đưa linh hồn người thân trở về làng. Hơn nữa, nếu trước khi chết người quá cố có dặn dò chỗ chôn cất thì bắt buộc phải làm theo bởi nếu làm sai coi như những linh hồn của người cũ sẽ tan biến.
 
Đối với những đứa trẻ xấu số, qua đời sớm, họ bọc thi thể bằng lớp vải và đặt vào hốc thân cây lớn đã được đục sẵn. Người trong bộ tộc Toraja  tin rằng linh hồn của đứa trẻ sẽ thành một phần của cây khi những vết thương trên cây lành lại.

Thông tin mang tính chất tham khảo
Nguồn: Kathy - lichngaytot.com

Bài viết khác về Tâm linh - Bí ẩn