Lễ cúng hoán thần hồng một lễ cúng quan trọng trong tháng Chạp
Danh mục bài viết
Danh mục bài viết
Ngoài 3 lễ cúng quan trọng trong tháng Chạp được trình bày trong bài trước. Đó là cúng rằm tháng Chạp, cúng Táo Quân, cúng tất niên thì tháng Chạp còn có 1 lễ cúng rất quan trọng khác mà không phải ai cũng biết. Đó chính là lễ cúng hoán thần hồng.
Như đã trình bày ở trên, trong tháng Chạp có 3 ngày lễ cúng quan trọng ai ai cũng biết, là lễ cúng rằm tháng Chạp, lễ cúng ngày 23 tháng Chạp ông Công ông Táo và lễ cúng Giao thừa. Nhưng bạn có biết trong tháng Chạp còn có một lễ cúng khác không kém phần quan trọng nhưng dần dà theo thời gian đã bị phai mờ trong tâm trí mọi người. Đó chính là lễ hoán thần hồng, hay còn gọi là lễ hóa thần hồng, lễ tạ thần.
Tìm hiểu về lễ hoán thần hồng
Lễ cúng hoán thần hồng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như lễ cúng Dâng lễ Thần, lễ Hóa mã trên ban thờ, Lễ Tạ thần. "Thần hồng" là những tranh ảnh, bài vị của các vị thần theo niên vận như là Thái Tuế phù, các chữ xin đầu năm có ghi niên vận, các kim bài thái tuế, lệnh phù, tranh ảnh, bài vị, bùa chú bình an, tài lộc… của các vị thần theo niên vận của năm cũ… cả nhà mới có trấn trạch hổ phù đều hóa luôn dịp lễ này.
Theo tục truyền lại, lễ hoán thần hồng thường được thực hiện vào dịp trước Tết Nguyên Đán. Lễ hoán thần hồng là lễ cúng tạ ơn các vị thần linh trong năm cũ đã phù hộ cho mọi người trong gia đình tấn tài tấn lộc, gặp dữ hóa lành, gia đạo an yên, sức khỏe thịnh vượng. Trong ngày lễ này, người ta sẽ thu dọn hết tất cả những đồ mã thỉnh về hoặc được ban lộc, phát lộc, được biếu tặng như vàng mã cúng thần, lá ngọc cành vàng, tranh ảnh thờ cúng hay bùa chú, phù trấn trạch, lệnh bài, những tranh ảnh, bài vị của các vị thần theo niên vận như Thái Tuế phù hay các chữ xin đầu năm có ghi niên vận…
Nói chung tất cả những thứ có ghi niên hiệu của năm cũ dù bằng giấy hay kim loại cũng sẽ đều được mang ra hóa hết để đón năm mới, xua tan những xui xẻo của năm cũ, đón chào những điều tốt lành, may mắn trong năm mới. Trong lễ hoán thần hồng, còn có thể mang những đồ thờ cúng không dùng đến đem ra hóa, thả ra sông hồ và thay bằng những đồ mới. Trước khi thu dọn những thứ để hóa trong lễ hoán thần hồng, cần có lễ tạ thần với lễ vật tùy tâm như hương hoa, oản khảo… để xin phép chư vị thần linh cùng gia tiên cho con cháu được thu dọn đồ mã cũ, thay thế đồ mới để chuẩn bị đón Tết đến xuân về.
Xưa kia, các cụ thường làm lễ hoán thần hồng trong tháng Chạp, bắt đầu từ ngày 10 tháng Chạp là có thể tiến hành. Các ngày thích hợp để thực hiện lễ cúng này là ngày 10, 13, 19, 21 tháng Chạp, có thể thay đổi tùy theo từng năm. Ngoài ra, các gia đình có thể cân nhắc hoàn cảnh, điều kiện gia đình để sắp xếp ngày lễ cho thích hợp.
Cách chọn ngày lễ hoán thần hồng
Tục xưa truyền lại, người ta thường làm riêng lễ hoán thần hồng vào một ngày. Nhưng lâu dần, do điều kiện từng gia đình, cũng do cuộc sống bận rộn, cần giản tiện bớt lễ tiết để thuận tiện hơn nên người dân thường làm lễ cúng này chung với lễ cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp. Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến cho ngày lễ hoán thần hồng dần trở nên phai nhạt trong tâm trí mọi người. Song một điều không thể chối bỏ là người ta vẫn thực hiện việc dọn ban thờ, tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp, một trong những tục lệ còn sót lại của ngày lễ hoán thần hồng.
Theo các chuyên gia về tâm linh, trong tháng Chạp năm Canh Tý này có 4 ngày đẹp, thích hợp để làm lễ hoán thần hồng. Vốn dĩ ai ai cũng có thể thực hiện lễ cúng trong 4 ngày này, song trong các ngày này có những ngày kị tuổi, gia chủ nên xem xét và lựa chọn ngày làm lễ cúng thần hồng phù hợp với nhà mình.
Những tuổi kỵ không làm lễ Tạ thần hay còn gọi là lễ hoán thần hồng
Như vậy, theo bảng trên những người kỵ tuổi với những ngày tốt gồm:
Ngày 18 tháng Chạp: kị với tuổi Thân, người tuổi này không nên làm lễ.
Ngày 19 tháng Chạp: kị với tuổi Dậu, người tuổi này không nên làm lễ.
Ngày 20 tháng Chạp: kị với tuổi Tuất, người tuổi này không nên làm lễ.
Ngày 21 tháng Chạp: kị với tuổi Tý, người tuổi này không nên làm lễ.
Cách thực hiện lễ cúng hoán thần hồng
Trong lễ hoán thần hồng, gia chủ sẽ cầu khấn tạ ơn vị Thái Tuế vì một năm đã qua, đồng thời nhờ cậy thần Thái Tuế năm Canh Tý có lời với thần Thái Tuế năm Tân Sửu tiếp tục phù hộ độ mệnh cho mọi người trong nhà được sức khỏe bình an, gia đạo êm ấm, gặp nhiều điều may mắn cát tường, xua tan những xui xẻo tai ách có thể gặp phải trong năm mới 2021.
Sau khi cúng lễ xong thì khấn cầu những điều dễ thực hiện, vái tạ rồi đem những đồ đã thu dọn đem thiêu hóa hết. Nếu sau lễ hoán thần hồng mà kiểm tra vẫn thấy còn sót lại những thứ cần hóa thì chờ tới lễ tạ Táo quân đem ra hóa nốt.
Lời kết
Cùng với 3 lễ cúng rằm tháng cuối năm, lễ ông công ông táo, lễ giao thừa thì nên giữ lễ này để tỏ lòng thành kính tạ ơn thần thánh vì một năm an lành và đón chờ năm mới khang an thịnh. Đây chính là tấm lòng chân thành của con người với thần linh, có xin, có được, thì phải có tạ ơn với tấm lòng thành. Đó mới là phải đạo