Dưa hành muối chứa nhiều axit, có vị chua, không thích hợp với những người có tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày. Nó có thể làm rối loạn tiêu hóa, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, những người mắc bệnh dạ dày nên tránh ăn dưa hành muối.
Người mắc bệnh thận
Dưa hành muối có chứa hàm lượng muối rất lớn. Đây là thực phẩm không tốt cho thận, khiến huyết áp tăng cao và làm cơ thể bị phù nề. Do đó, khi mắc bệnh về thận, thận yếu, cao huyết áp, bạn nên hạn chế ăn dưa hành muối. Nếu muốn sử dụng, hãy bóc bỏ phần vỏ ngoài và chỉ ăn phần dưa trắng nõn bên trong. Nên rửa dưa hành với nước sạch trước khi ăn để giảm bớt lượng muối.
Bệnh nhân đang điều trị bệnh liên quan đến các khối u
Dưa hành có chứa chất nitrat. Khi gặp đạm trong thực phẩm, nó sẽ tạo thành nitrosamine - một chất có thể làm biến đổi tế bào trong cơ thể, khiến các khối u phát triển. Do đó, những người đang điều trị bệnh liên quan đến các khối u nên tránh ăn dưa hành để đảm bảo sức khỏe.
Tác hại của việc ăn quá nhiều dưa hành muối
Có thể bị ngộ độc
Dưa hành có chứa axit nitrite. Trong quá trình muối chua, nitrite sẽ bị các vi khuẩn lên men chuyển hóa thành nitrite vi lượng ở dạng nguyên chất và có thể gây ngộ độc cho người dùng nếu ăn quá nhiều.
Gây hại dạ dày
Ngoài việc chứa nhiều axit không tốt cho người bị bệnh dạ dày, ăn dưa hành muối và uống rượu cùng lúc sẽ gây ra tình trạng nóng ruột, khiến dạ dày bị đau nặng hơn.
Gây tăng huyết áp
Dưa hành có hàm lượng muối cao, có ảnh hưởng không tốt đến tim mạch và tuần hoàn máu. Lượng muối dưa thừa trong mạch máu sẽ khiến thành mạch cứng hơn và làm tăng huyết áp.
Làm tăng nguy cơ phát triển các khối u trong cơ thể
Như đã nói ở trên dưa hành muối có lượng nitrat cao, khi ăn kèm các món nhiều đạm và protein sẽ tạo thành nitrosamin, gây hại cho sức khỏe.