DANH MỤC ANDROMEDA
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MEGA
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ POWER
PHÂN TÍCH VIP
DANH MỤC TÀI KHOẢN

Thành viên

Đăng ký thành viên để xem được nhiều thống kê Vietlott hơn

Dự đoán của bạn

Sự tích Ông già Noel và ý nghĩa các biểu tượng Giáng Sinh

Danh mục bài viết
Danh mục bài viết

Mỗi dịp Giáng Sinh về, có những hình ảnh rất đặc trưng mà khi nhìn thấy là ta nhận biết ngay Noel đã về. Ta có thể kể đến như hang đá Bê Lem, Ông già Noel, cây thông, đèn chớp, hộp quà, kẹo gậy, đèn chớp... tuy nhiên chẳng mấy ai hiểu những biểu tượng Giáng Sinh đó có ý nghĩa gì. Ở bài này chúng ta tìm hiểu ý nghĩa một số biểu tượng đối với Giáng Sinh.

1. Hang đá Bê Lem và máng cỏ

Vào mùa Giáng sinh, một máng cỏ được đặt trong hang đá (có thể làm bằng gỗ, giấy), được dựng lên trong nhà hay ngoài trời, với các hình tượng Chúa Giê-su, Mẹ Maria, Thánh Giu-se, xung quanh là các thiên sứ, mục đồng cùng các gia súc như bò, lừa để kể lại sự tích Chúa ra đời trong máng cỏ. Bên trên thường có gắn một ngôi sao, biểu trưng cho ngôi sao đã dẫn đường cho các nhà chiêm tinh đến diện kiến Chúa Giáng sinh.

2. Sự tích Ông già Noel

Truyền thuyết Santa Claus được bắt đầu bởi một vị Thánh có tên là Nicholas. Thánh Nicholas sinh vào năm 280 tại một thành phố nhỏ ở miền Tiểu Á. Cha Mẹ ông rất giàu nhưng qua đời khi ông còn nhỏ.
 
Suốt cuộc đời, Thánh Nicholas sống trong sự hy sinh, tận tụy và đầy lòng yêu thương. Ông đã được dân chúng bầu làm Giám Mục cho thành phố Myra. Thánh Nicholas bị giam trong thời gian bắt bớ đạo của Hoàng Đế Diocletian, nhưng sau đó ông được Hoàng Đế Constantine thả ra. Ông dành những ngày ngắn ngủi còn lại của cuộc đời để giúp đỡ người nghèo khó. Ông thường cải trang để đem các món quà đến cho các em nhỏ nghèo trong những làng mạc. Có lần Thánh Nicholas cũng tặng vàng cho một người cha nghèo để làm của hồi môn cho ba đứa con gái. Ông qua đời vào năm 314, lúc 34 tuổi. 

Ngày nay, nhiều ngôi thánh đường được đặt tên St. Nicholas, nhất là tại Âu Châu. Câu chuyện Santa Claus thực sự bắt đầu tại nước Đức khi St. Nicholas được gọi là Kriss Kringle và trở thành biểu tượng của Mùa Giáng Sinh. Sau đó, truyền thuyết Kriss Kringle đã lan rộng tới nước Pháp và được người Pháp gọi là Père Noél. Về sau, di dân Hà Lan đem theo truyền thuyết này với họ qua Mỹ nơi mà họ đã lập ra vùng "New Amsterdam", chính là thành phố "New York" ngày nay. Rồi... hết năm này qua năm khác, "ông già Nô-en" từ tên Hà Lan là "Sinter Klass" dần dần được gọi trại ra thành "Santa Claus" là vì vậy.

"Santa Claus" sau đó từ Mỹ đã theo chân những người Anh hồi hương, vượt Đại Tây Dưng đến với Anh Quốc, và ở đây ông được gọi là "Father Christmas". Khi nói tới Santa Claus thì người ta nghĩ ngay tới xe trượt tuyết và những con tuần lộc (hươu tuyết) Tất cả những con tuần lộc này được gọi chung là "Rudolph". Riêng từng con một thì tên chúng là: Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Cupid, Dinder, Blitzen, và Comet. Trong số 8 con nai này, con nào có nhiệm vụ làm đầu đàn dẫn đường sẽ có chiếc mũi đỏ  như một ngọn đèn màu để soi sáng đường đi.

Mặc dầu câu chuyện Santa Claus đã thay hình đổi dạng qua nhiều thế kỷ, nhưng vẫn giữ được ý nghĩa đẹp đẽ ban đầu của nó. Thánh Nicholas hay Santa Claus đã thể hiện ý nghĩa chính của Lễ Giáng Sinh, đó là đem tình thương vô vị kỷ đến cho những con người đau khổ.

3. Cây thông Noel

Vào mùa đông, trong khi mọi cây cối đều héo rũ thì riêng mình cây thông vẫn xanh tươi. Chính bởi vậy, người cổ đại đã coi thông là loại cây phục sinh. Để có sự hoà hợp con người và thiên nhiên, hơn 500 năm trước trong mùa Giáng sinh, người ta dùng thông làm cây Christbaum, thông xanh tươi, có mùi thơm màu xanh biểu tượng cho sự sống nên mang đến ánh sáng hy vọng. Vào ngày đông chí, họ trang trí cây thông với trái cây, hoa và lúa mỳ.

- Lần đầu tiên cây thông được biết đến như loại cây của ngày lễ Noel là ở Đức.

Trước đây, người Đức cho rằng cây sồi là cây Thánh. Tuy nhiên Boniface (sinh vào năm 680) đã thuyết phục được các đạo sỹ không tin vào điều đó bằng cách cho đốn một cây sồi. Khi cây sồi đổ, nó đè bẹp mọi vật nằm dưới đường đổ của nó, trừ một cây thông nhỏ. Cây thông trở thành cây của Chúa Jesus.

Bởi vậy mà vào lễ Noel, người Đức đã từng có truyền thống trồng những cây thông nhỏ. Thời Trung đại, trong nhiều lễ hội tại Ðức đều xuất hiện cây thông. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu.

- Đến thế kỷ thứ 11, cây thông Noel còn được coi là cây thiên đường.

Điều này giải thích lý do vì sao mà người ta còn treo thêm lên cây những trái táo đỏ, để gợi lại hình ảnh trái cấm của Adam và Eva. Đến thế kỷ 14, cây thông Noel được gắn thêm ngôi sao ở trên đỉnh cây. Đây chính là biểu tượng của ngôi sao Bethleem chiếu sáng trên bầu trời khi chúa hài nhi ra đời. Ngôi sao này đã dẫn đường cho ba vị thần cư ngụ ở phương đông: Gaspard, Melchior và Balthasar đến gặp chúa. Đã từng có giả thuyết khoa học cho đó chính là sao chổi Halley.

Mãi đến thế kỉ 19 thì cây Noel mới được sử dụng rộng rãi ở Anh. Nó được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ vào những năm 182.

4. Cành lá mùa Vọng

Lá mùa vọng, thường được tết thành vòng tròn, làm bằng những cành lá xanh mướt, được đặt trên bàn hoặc treo lên cao để tất cả mọi người trông thấy. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc dịp cuối đông. Trên vòng lá người ta cắm 4 cây nên, với ý nghĩa thể hiện sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.

Vòng lá mùa vọng thường có màu xanh, với hy vọng Đấng Cứu Thế sẽ tới cứu con người. Vòng tròn biểu trưng cho tình yêu vĩnh hằng của Thiên Chúa đối với con người. 4 ngọn nến, 3 cây màu tím là màu của Mùa Vọng - là mùa chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Jesus đến, cây thứ 4 màu hồng, còn là màu của Chúa Nhật vui mừng (Gaudete Sunday) - được đánh dấu bằng lễ phục hồng và treo màn.

5. Ngôi sao Noel

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt. Theo tương truyền, lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua.

Từ đó, ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương, mộc dược và vàng bạc châu báu. Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.

6. Thiệp Giáng Sinh

Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole (1808 - 1882), một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ John Callcott Horsley (1817 - 1903), một họa sĩ ở Luân Đôn, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. 

Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.

7. Hộp quà Giáng Sinh

- Những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, chính Chúa Giê-su là món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người để cứu chuộc thế gian.

- Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba nhà thông thái (hay nhà chiêm tinh, theo truyền thống cũng là ba vị vua) từ phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược. Vàng có ý nói Chúa Giêsu là vua, nhũ hương để tuyên xưng Giêsu là Thiên Chúa và mộc dược tiên báo cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.

- Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giêsu hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.

- Theo truyền thuyết xưa, Ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông Giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc bít tất (vớ).

- Ngoài ra, ngày nay ở Việt Nam thì Giáng sinh cũng là dịp để các bạn trẻ có cơ hội gửi cho nhau những món quà, những bó hoa tươi và lời chúc tốt đẹp đến người thân và bạn bè.

8. Quà tặng trong những chiếc bít tất

Truyền thuyết kể lại rằng, gia đình nọ có 3 cô con gái đến tuổi lấy chồng, mà không có ai hỏi cưới vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra thương xót đã ném 3 đồng tiền vàng qua ống khói, tình cờ rơi vào những chiếc tất mà các cô gái treo bên lò sưởi. Và họ đã rất vui sướng vì có thể thực hiện ước nguyện của mình. Câu truyền thần kỳ lan rộng khắp mọi nơi, ai cũng muốn nhận được quà may mắn, nên họ treo tất gần lò sưởi.

Trẻ em hy vọng nhận được nhiều quà nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan và học giỏi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất bên cạnh lò sưởi dể nhận quà như mơ ước từ ông già Noel.

9. Kẹo hình cây gậy

Vào những năm 1800, một người thợ làm bánh kẹo của Ấn Độ, muốn biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng sinh qua những chiếc kẹo. Ông đã làm 1 chiếc kẹo dài, và uốn cong 1 đầu, như hình 1 cây gậy của người chăn cừu, thể hiện ý nghĩa Chúa đã dẫn dắt con người. Qua cây gậy kẹo của mình, ông thể hiện tình yêu và sự hy sinh của Chúa.

Màu trắng, tương trựng cho sự tinh khiết, trong trắng của Chúa. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập giá. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Lật ngược cây kẹo Giáng Sinh, đó là chữ: "J", tên chúa Jesus. Nhờ có người làm kẹo, mà mọi người sẽ hiểu, ý nghĩa, nguồn gốc của Giáng sinh nói về điều gì.

10. Tiếng chuông giáo đường

Trong nền văn hóa Á châu, tiếng chuông mỗi khi vang lên, là báo hiệu 1 sự kiện trọng đại nào đó, hoặc vui mừng khôn xiết, hoặc một tin cực buồn. Tục lệ này, sau đó đã được lưu truyền sang phương Tây, tiếng chuông rung lên chào mừng Chúa Hài đồng giáng thế, cứu rỗi loài người.

Ngày nay, hầu hết nhà thờ Thiên Chúa trên thế giới, đặc biệt các nước phương Tây, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm Giáng sinh, chào mừng Chúa giáng trần.

Lời kết

Chúng ta vừa tìm hiểu những biểu tượng ý nghĩa của Giáng Sinh, qua đó chúng ta thấy tất cả đều có ý nghĩa sâu xa của nó và tất cả đều rất nhân văn đem đến tình yêu thương cho nhau. Tất cả những biểu tượng đó lột tả hết ý nghĩa cao đẹp của ngày đại lễ Giáng Sinh hàng năm. Tuy nhiên ngày nay con người có vẻ đang tục hóa ngày lễ này theo kiểu thương mại hóa, kích thích tiêu dùng, tăng doanh thu... mà quên đi ý nghĩa sâu xa của ngày lễ này. Hãy chiêm ngắm Giê-su Hài Đồng để thấy được tình yêu thương của Chúa giành cho nhân loại chúng ta.

Chúc tất cả một mùa Giáng Sinh an lành và hạnh phúc !

Nguồn theo: tổng hợp bởi andromeda.com.vn

Bài viết khác về Tâm linh - Bí ẩn