Thời gian đang trôi về những ngày cuối cùng của năm âm lịch cũng là lúc chuẩn bị cho việc đón năm mới của các gia đình trở nên bận rộn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cho dù có bận rộn cỡ nào thì cũng đừng quên chuẩn bị ngày lễ cúng ông Công ông Táo cho tươm tất và xứng hợp.
Theo dân gian truyền lại, 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân về trời. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Các gia đình coi đây là ngày “chư thần chầu thiên”.
Vì thế ngày này con cháu làm cơm tiễn ông Công ông Táo về trời. Ông công ông Táo là ai ? Ngay sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các vị này.
Nguồn gốc về ông Công ông táo có nhiều dị bản trong dân gian. Tuy nhiên, tựu chung lại đều là câu chuyện về hoàn cảnh éo le của 3 người, 1 vợ, 2 chồng, 1 bà 2 ông.
Ngày xưa có hai vợ chồng rất nghèo khổ, người chồng tên là Trọng Cao, người vợ tên là Thị Nhi. Hai người lấy nhau đã lâu mà không có con, chính vì vậy cuộc sống hai vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi.
Một ngày nọ, vì quá tức giận mà Trọng Cao đánh vợ mình. Giận chồng, Thị Nhi bỏ nhà ra đi và bị một người đàn ông có tên Phạm Lang dùng lời ngon ngọt để quyến rũ, hai người sống như vợ chồng. Một thời gian sau, Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mãi không về, liền nóng ruột đi tìm khắp nơi nhưng không có tung tích gì. Ông quyết định bỏ nhà, bỏ công ăn việc làm để đi hành khất tìm vợ.
Trọng Cao hành khất tới xin nhà giàu - gặp lại Thị Nhi
Một hôm vì quá đói và mệt, Trọng Cao gõ cửa một nhà giàu để xin ăn thì được bà chủ - chính là Thị Nhi mang cơm ra cho. Hai người bàng hoàng khi nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ lại ùa về. Thế nhưng, Phạm Lang lại sắp đi làm đồng về, Thị Nhi bèn bảo Trọng Cao trốn vào trong đống rơm ở góc vườn. Vì quá mệt mỏi nên Trọng Cao ngủ thiếp đi không biết gì.
Phạm Lang đốt rơm vô tình thiêu cháy Trọng Cao
Thật không may, Phạm Lang về nhà mục đích là để lấy tro mang ra bón ruộng, nên ông bèn châm lửa đốt đống rơm mà Trọng Cao đang say ngủ trong đó. Nhìn thấy người chồng cũ của mình bị chết cháy, Thị Nhi bèn lao vào lửa để chết theo. Phạm Lang vì thương vợ nên cũng lao mình vào đám cháy để cùng chết.
Một hôm vào ngày lễ, Thị Nhi đang đốt mã hóa vàng ngoài sân thì thấy có người hành khất tới xin ăn. Thị Nhi nhận ra đó chính là Trọng Cao – người chồng cũ của mình, liền động lòng thương và mang gạo ra cho. Phạm Lang có chút nghi ngờ qua cử chỉ thân mật khác thường của vợ mình và người hành khất. Thị Nhi thấy chồng mình như vậy thì xấu hổ, nói đoạn nhảy luôn vào đống lửa đang đốt mã để tự tử. Trọng Cao và Phạm Lang thấy vậy cũng nhảy vào cùng chết, một người thì cảm tình ân nghĩa, một người vì lòng yêu thương vợ.
3 người được phong làm Táo Quân
Thượng đế (ông Trời) thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc:
Lễ cúng Táo Quân bắt nguồn từ sự tích Táo Quân, tuy có nhiều dị bản nhưng tựu chung lại đều là câu chuyện về hoàn cảnh éo le của ba người, một vợ hai chồng, chồng cũ chồng mới. Ba người tình cảm tốt đẹp, vì gặp cảnh trớ trêu mà không thể trọn vẹn bên nhau, bị thiêu chết.
Ngọc Hoàng bèn phong họ làm Táo Quân cai quản gia sự, bếp núc, chú ý theo dõi sinh hoạt của mỗi gia đình trong cả năm. Cứ tới ngày 23 tháng Chạp thì Táo Quân rời hạ giới về trời trình tấu Ngọc Hoàng những điều hay dở đẹp tốt trong năm, những điều đã làm được và những điều còn thiếu sót.
Về cơ bản, truyền thuyết Táo Quân được lưu truyền như vậy, ở Trung Quốc ông Táo còn có tên gọi là “Đông trù tư mệnh Táo chủ thần quân”, mang ý nghĩa quản sự bếp núc, định rõ họa phúc. Táo Quân được phong là Thần Bếp, Vua Bếp với ý nghĩa đại diện cho bếp lửa, sự thịnh vượng và đoàn kết trong gia đình.
Vì thế nên cúng Táo Quân phải cúng trong bếp, trong lúc cúng phải để bếp lửa nóng đỏ, mời thần về nhận lễ để lên trời. Thông thường ban Táo Quân không được thờ quanh năm mà chỉ đến ngày 23 tháng Chạp người ta mới dựng lên. Lập ban thờ ông Táo và sắm lễ cúng 23 tháng Chạp chuẩn chỉ không khó vì yêu cầu khá đơn giản, quan trọng nhất là lòng thành của gia chủ.
Ở một số nơi người ta cúng Táo ở ban thờ gia tiên vì coi Thần Bếp như một vị thần cai quản chủ sự tối cao trong gia đình, tương đương với Thổ Công, Thổ Địa. Tuy nhiên, dù sắp lễ cúng ở ban thờ rồi vẫn phải có ban cúng Táo ở bếp vì nơi đây mới chính thức là nơi cư ngụ của Táo Quân.
Dù có xuất phát điểm khá giống nhau, coi Táo Quân là vị Vua Bếp chủ trì gia sự nhưng các tục lệ và cách thức tiến hành cúng ở hai quốc gia khác nhau khá nhiều, thể hiện nét riêng trong truyền thống cũng như phản ánh đời sống sinh hoạt của hai dân tộc.
Ban cúng ông Táo của người Việt thường được dựng lên ở bếp với 3 chiếc mũ (2 nam 1 nữ) hoặc 3 bài vị tượng trưng cho 2 vị Táo. Sắm lễ gồm cỗ cúng và đồ mã cùng 1 hoặc 3 con cá chép vàng để tiễn táo lên trời. Người Việt tin rằng Táo Quân cưỡi cá chép hóa rồng lên trình tấu Ngọc Hoàng nên cúng cá, sau khi làm lễ thì thả phóng sinh ở ao hồ gần nhà.
Cỗ cúng Táo Quân là các món ăn truyền thống của người Việt là cỗ mặn với bánh chưng, gà luộc, chả nem, xào thập cẩm, xôi, giò, canh măng miến; cỗ chay có hoa quả, trầu cau, gạo muối, hương đèn, chè sen, rượu thuốc. Đồ mã bao gồm 3 bộ mũ áo hài 2 nam 1 nữ cùng vàng nén, vàng thỏi làm lộ phí đi đường. 3 bộ mũ được dựng lên lập thành ban thờ thay cho bài vị, sau khi lễ kết thúc sẽ đốt đi, mỗi năm dựng một ban thờ mới.
Người Trung Quốc chuẩn bị cúng Táo khá đơn giản, ban thờ được lập ở bếp bằng cách dán bức tranh có in sẵn hình 3 vị Táo Quân. Mâm lễ cúng không có yêu cầu cụ thể, chỉ có hai món không thể thiếu là bánh gạo và kẹo lạc truyền thống. Phương tiện chầu trời của các vị Táo không phải là cá chép mà là ngựa nên họ cúng ngựa tre thay vì cá chép như người Việt.
Tiễn ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là tục lễ tốt đẹp của người dân phương Đông, thể hiện sự coi trọng bếp lửa, hơi ấm gia đình cũng như gửi gắm tâm tự nguyện vọng về một cuộc sống bình an, được che chở bởi thần linh. Sự khác biệt về nghi thức của hai quốc gia cho thấy bản sắc và dấu ấn riêng của mỗi dân tộc, cần được gìn giữ và phát huy để tạo nên sự đa dạng văn hóa.
Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.
Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.
Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:
Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).
Trong ngày lễ này, sau khi cúng ông Công ông Táo xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được.
Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.).
Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu sự tích và ý nghĩa về ông Công ông Táo. Hy vọng sẽ giúp bạn thêm được những kiến thức tốt đẹp để đón tết với tài lộc và may mắn. Tuy nhiên, cũng cần xác định rằng tốt nhất vẫn là ăn ngay ở lành, sống tích đức thiện lương thì ắt tài lộc sẽ đến, việc giữ phong thủy chỉ là phần bổ sung cho phúc đức gia chủ.
Chúc cho mọi người có thêm thật nhiều niềm vui trong những ngày cuối năm này
** Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Nguồn: lichngaytot.com, tổng hợp bởi andromeda.com.vn
CopyRight 2022, andromeda.vn