Từ quan niệm của phương Tây và cũng đã lan sang cả châu Á nhiều năm nay là thứ 6 ngày 13 là một ngày cực kỳ xui xẻo và kém may mắn. Vì thế rất nhiều người phải né tránh nó bởi đã có nhiều chuyện không vui xảy ra trong ngày này khiến họ kinh hãi và sợ sệt.
Sự sợ hãi không chỉ dừng trong suy nghĩ của con người mà thực tế con số 13 bị "kỳ thị" với hơn 80% các toà nhà cao tầng không có tầng 13, nhiều sân bay bỏ qua cổng thứ 13, bệnh viện, khách sạn thường xuyên không có phòng 13, các rạp chiếu phim không có số ghế 13 sau các số 12 được đưa lên thành số 14 hoặc là ghi 12B thay cho số 13.
Người ta cho rằng, nguyên do là có những lời nguyền dành cho ngày này, vậy nên chúng ta cùng giải mã lời nguyền thứ 6 ngày 13 để chúng ta hiểu rõ nguồn gốc những nỗi sợ không tên liên quan đến những con số thần bí này trong suốt nhiều thế kỷ qua.
A. Lời nguyền thứ 6 ngày 13
1. Thứ 6 ngày 13, ngày xui xẻo
Sự sợ hãi, nỗi ám ảnh của mọi người về thứ 6 ngày 13 đã được gọi là paraskavedekatriaphobia, một câu bắt nguồn từ những từ móc nối vào nhau của người Hy Lạp: Παρασκευή, δεκατρείς và φοβία, nghĩa là "Thứ Sáu, số thứ tự thứ 13, sự sợ hãi của từng người". Đánh vần xen kẽ nhau các từ nói trên có thể tổ hợp thành các từ paraskevodekatriaphobia, paraskevidekatriaphobia hay friggatriskaidekaphobia. Hội chứng sợ thứ 6 ngày 13 tên friggatriskaidekaphobia khá phổ biến.
Được biết, tên gọi này đến từ Frigga là nữ thần trong thần thoại Bắc Âu, và triskaidekaphobia, có nghĩa là sợ số 13. Tính theo Dương lịch, thứ 6 ngày 13 luôn xuất hiện ít nhất một lần trong năm và có thể lặp lại tới ba lần trong mỗi năm bất kỳ. Chẳng biết truyền thuyết về thứ 6 ngày 13 có từ khi nào, nhưng đây đúng là câu chuyện tâm linh được nhiều người trên thế giới tin nhất mặc dù chả ai có bằng chứng gì cho điều này.
Nguồn gốc nỗi sợ hãi quanh thứ 6 ngày 13 chưa được làm rõ. Các nhà khoa học không tìm thấy văn bản viết tay về nỗi sợ thứ 6 ngày 13 trước thế kỷ 19, nhưng những quan niệm mê tín xoay quanh số 13 xuất hiện sớm nhất từ thế kỷ 18 trước Công nguyên.
2. Con số 13, con số của mối họa
Các nhà sử học, con số 13 được coi là một "trường hợp đặc biệt" từ những năm 1780 TCN khi mà trong bộ luật Hammurabi nổi tiếng của người Babylon không hề có điều luật thứ 13. Ngoài ra, rất nhiều các khái niệm từ thời cổ đại chỉ được phân loại trong 12 cá thể khác nhau.
Thực tế, số 13 đã bị cả thế giới nguyền rủa suốt hàng nghìn năm trước cho đến tận ngày nay. Bởi lẽ họ tin rằng cái chết của Chúa Jesus cũng liên quan tới con số này. Trong Kinh Thánh có ghi một câu chuyện như sau: Jesus cùng mười hai tông đồ họp nhau trong lễ Vượt Qua. Đến bữa ăn tối Jesus nói: "Trong số các ngươi sẽ có một kẻ bán rẻ ta". Quả nhiên trong số các tông đồ có tên Juda tố cáo Jesus với nhà cầm quyền vì thế Jesus bị đóng đanh câu rút chết trên thập giá. Ngồi quanh bàn trong bữa ăn đó đúng là có mười ba người vì thế người ta mới cho rằng con số 13 sẽ đem lại điều bất hạnh.
Theo bộ luật Hammurabai của người Babylon cổ đại soạn thảo năm 1772 trước Công nguyên, số 13 cũng bị loại khỏi danh sách luật. Người phương Tây thì quan niệm rằng nếu ngày 13 mà ăn tối cùng nhau, thì một người trong số đó sẽ qua đời trong năm.
Chỉ có 12 cung hoàng đạo, 12 tháng trong 1 năm, 12 giờ trong 1 ngày, 12 vị thần Hy Lạp, 12 tông đồ của Jesus, anh hùng Hercules lập 12 chiến công hay 12 bộ tộc cổ đại của người Israel. Theo một cách nói cụ thể, số 13 là khái niệm vượt ra khỏi những quy tắc thông thường của con người.
Ngoài ra, theo thần thoại Bắc Âu, con số 13 bắt nguồn từ việc vị thần xảo trá Loki đã bí mật hợp tác với thần bóng tối Hoder để ám sát vị thần của hạnh phúc Balder trong một bữa tiệc tại thiên đường Valhalla. Lúc đó, chỉ có 12 vị thân được mời tham dự tiệc, Loki cũng đến dự với tư cách "khách không mời mà đến". Ngay sau khi Balder chết, cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Đó là một ngày đen đủi, bất hạnh. Nỗi sợ con số 13 thể hiện rõ trong thế giới hiện đại ngày nay.
3. Ngày thứ 6, một ngày xui xẻo
Cùng với đó, ngày thứ 6 cũng 'chịu tiếng xấu' khi xuất hiện trong rất nhiều truyền thuyết. Adam và Eve bị đuổi khỏi vườn địa đàng vào ngày thứ 6, sau khi Eva đưa cho Adam ăn trái cấm. Trận Đại hồng thủy Chúa dùng để trừng phạt loài người xảy ra vào thứ 6, ngôi đền của Solomon bị hủy diệt vào ngày thứ 6, và không thể không kể đến, ngày Chúa Jesus bị đóng đinh vào cây thánh giá cũng chính là ngày thứ 6.
Không chỉ các tín đồ của đạo Thiên chúa, mà hầu hết mọi người luôn coi thứ 6 ngày 13 được coi là ngày tội lỗi bi kịch, bởi đó là ngày Jesus bị tông đồ thứ 13, Judas phản bội chỉ vì 13 đồng bạc và bản thân Jesus cũng bị đóng đinh lên cây thánh giá đúng vào thứ 6 ngày 13.
B. Thứ 6 ngày 13 có thực sự là một ngày đáng sợ?
Liệu có phải nỗi sợ này chỉ là một sự mê tín dị đoan vô căn cứ hay đó là một điều bí ẩn mà khoa học chưa thể tìm ra lời giải đáp thích đáng? Liệu có thật những câu chuyện xui xẻo trong ngày Thứ 6 ngày 13 trên thực tế được lưu truyền trong dân gian hay chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên?
1. 'Giải oan' cho số 13
- Có nhóm người nỗ lực 'giải oan' cho con số 13 và ngày thứ 6 chỉ là những phạm trù bình thường nhưng nhiều thứ khác. Vào những năm 1880, một nhóm bao gồm những người có tiếng nói của cộng đồng cư dân thành phố New York đã thành lập một câu lạc bộ có tên là Câu lạc bộ 13, với Đại úy William Fowler - cựu chiến binh thời Nội chiến Hoa Kỳ - làm chủ tọa.
Bản thân Fowler cũng là một người có cuộc đời gắn liền với nhiều số 13 như ông tham gia 13 trận đánh lớn hay ông giải ngũ vào ngày 13/8/1863, mặc dù vậy Fowler tin rằng con số này không liên quan gì đến vận mệnh của mỗi người. Họ quy định sẽ gặp nhau vào ngày 13 hàng tháng, mỗi bàn ăn chỉ có 13 người và đương nhiên họ đã chứng minh được chẳng có ai phải chết như những lời đồn trước đó.
- Mặc cho quan niệm 13 là một số kém may mắn, nhiều người nổi tiếng trên thế giới lại thích con số này. Ca sĩ đình đám Taylor Swift mê mệt số 13 và muốn con số này xuất hiện trong suốt sự nghiệp của mình, Alex Rodriguez - ngôi sao bóng chày nổi tiếng, giàu có đang chơi cho đội New York Yankees luôn mặc áo số 13 trong mỗi trận đấu. Cựu Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson yêu con số 13 và ông xem đây con số may mắn.
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực 'giải oan' cho thứ 6 ngày 13 đem lại xui xẻo có phần mê tín, nhiều người vẫn có tâm lý lo sợ, tránh tiến hành công việc, thương vụ kinh doanh hay đi du lịch vào ngày này. Tại Mỹ, ước tính 17 - 21 triệu người sợ thứ 6 ngày 13, theo một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát Căng thẳng và Hội chứng North Carolina, theo International Business Times.
2. Tại sao thứ 6 ngày 13 lại ám ảnh tâm trí chúng ta?
Theo giáo sư tâm lý tại trường đại học Cornell, Thomas Gilovich, bộ não con người rất giỏi liên tưởng. “Nếu có điều xui xẻo xảy ra với chúng ta vào thứ 6 ngày 13 thì ngày ấy sẽ luôn nằm trong đầu chúng ta, còn những ngày 13 không quan trọng khác rơi vào thứ 6 thì chúng ta sẽ quên mất.” Giải mã lời nguyền thứ 6 ngày 13 cho chúng ta thấy tất cả chỉ liên quan đến những kinh nghiệm cá nhân nhiều hơn là những lý thuyết khoa học được chứng minh.
Người ta học được từ thuở bé rằng thứ 6 ngày 13 là ngày đen đủi, vì bất kì lí do gì, và tìm kiếm lí do để giải thích rằng những câu chuyện là đúng. Lí do đưa ra tất nhiên là không thuyết phục. Nếu bạn bị đụng xe vào thứ 6 ngày 13, mất ví, hoặc làm đổ cà phê, có lẽ bạn sẽ có ác cảm về ngày đó. Nhưng nếu bạn nghĩ về nó, thì những việc không may, dù lớn hay nhỏ, luôn xảy ra trong cuộc sống. Nếu bạn cố tìm ra những điều xui xẻo vào thứ 6 ngày 13 chắc bạn sẽ tìm ra một vài trường hợp.
Lời kết
Thực tế có quá nhiều những sự đồn đại liên quan đến ngày này dễ khiến chúng ta liên tưởng đến mỗi khi có sự việc không may xảy đến, chính điều này càng làm tăng thêm sự sự hãi và kỳ thị của con người dành cho thứ 6 ngày 13.
Chúc sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống
Nguồn theo: tổng hợp bởi andromeda.com.vn, lichngaytot.com