DANH MỤC ANDROMEDA
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MEGA
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ POWER
PHÂN TÍCH VIP
DANH MỤC TÀI KHOẢN

Thành viên

Đăng ký thành viên để xem được nhiều thống kê Vietlott hơn

Dự đoán của bạn

Tìm hiểu phong tục về ngày giỗ của người Việt Nam

Danh mục bài viết
Danh mục bài viết

Như chúng ta đã biết, lễ giỗ là một phong tục của người Việt để tưởng nhớ người thân đã khuất trong những năm đầu tiên. Tuy nhiên để hiểu được tường tận ý nghĩa nhân văn và tốt đẹp này thì không mấy ai hiểu rõ, nên hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về phong tục đầy tính nhân văn này của người Việt Nam.

Có lẽ lễ giỗ để tưởng nhớ đến người thân đã chết chỉ có duy nhất tại Việt Nam. Trong lễ giỗ khi chỉ là việc tưởng nhớ thông qua các hoạt động cầu nguyện cho linh hồn người đã qua đời, mà còn có cả bữa cơm được mời anh em họ hàng thân thiết đến để chia sẻ và tưởng nhớ đến người đã khuất. Việc tốt lành này nhằm giúp cho người khuất không đi vào quên lãng, và nhắc nhớ con cháu không quên đi ơn nghĩa của cha mẹ, ông bà và những người thân thuộc.

Với ý nghĩa đậm chất tình người, đầy tính nhân văn này chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu về phong tục rất riêng và đẹp tình của người Việt Nam này.

Nguồn gốc lễ giỗ người đã khuất

Từ quan niệm rằng 'vạn vật hữu linh' mọi vật đều có linh hồn và bắt đầu từ thế giới tự nhiên xung quanh mình. Chính vì thế nên Tổ tiên trong xã hội có nguồn gốc là Tổ tiên tô tem giáo của thị tộc bộ lạc là những vật trong tự nhiên, có quan hệ với con người cùng lúc đó con người bắt đầu khám phá về bản thân mình và xuất hiện quan hệ hữu hình và vô hình cái sống và cái chết được quan niệm là “ vận vật hữu linh” con người luôn có 2 phần hồn và vía.

Vấn đề dần được xác lập khi xã hội dần chuyển sang giai đoạn phụ hệ thể hiện sự phân công lao động rõ rệt người đàn ông giữ vai trò chủ đạo đặc biệt trong thờ cúng tổ tiên. Điều đó cho thấy hình thức xã hội cũng là một yếu tố quan trọng trong tục thờ cúng một phần khác do nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tự cung tự cấp của làng quê làm hình thành tín ngưỡng đa thần giáo. 

Đặc biệt từ khi đạo Công Giáo được truyền giảng vào Việt Nam khoảng thế kỷ 14. Với Giáo lý xác tín con người có linh hồn và xác, cùng với đó là sự sống đời đời cho người đã khuất. Bởi thế, tưởng nhớ và cầu nguyện cho người thân đã qua đời trở nên việc bức thiết đối với con cháu, đối với những người còn sống.

Và trong quá trình lịch sử thì tổ tiên trong người Việt cũng có nhiều biến đổi không còn bó hẹp trong phạm vi huyết thống gia đình , dòng họ mà còn mở rộng ra phạm vi cộng đồng xã hội đó là những anh hùng có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống họ là những tổ sư tổ nghề , thành hoàng làng , anh hùng dân tộc ...

Ý nghĩa của lễ giỗ

- Ngày cúng giỗ là ngày con cháu bày tỏ tấm lòng thương xót, tưởng nhớ và thể hiện đạo hiếu tới người đã khuất.

- Việc cúng giỗ còn gọi là cúng quải, là tên gọi chung cho các hoạt động cúng cơm Tổ tiên, ông bà, cha mẹ... kể từ sau khi người đó qua đời. 

- Để nhắc nhở con cháu về những phẩm chất tốt đẹp của người đi trước và gắn kết tình cảm các thành viên trong gia đình, dòng họ, làng xóm, ngành nghề...

Ngày cúng giỗ

Ngày cúng giỗ được tổ chức vào chính ngày người đó mất qua các tháng các năm, và chủ yếu là từ ba năm trở lại kể từ khi người đó qua đời. Đặc biệt đối với người Việt thì có ngày giỗ tổ, tức ngày lễ giỗ tưởng nhớ đến tất cả các vị tiền nhân trong dòng họ.

Cụ thể hơn có 3 ngày giỗ quan trọng nhất như sau:

(1) Lễ giỗ đầu: Là ngày giỗ đầu tiên cách ngày người đó mất đúng một năm, nằm trong kỳ tang chế. Thời gian một năm chưa đủ để làm vơi đi sự đau buồn, xót xa trong lòng người thân. Trong ngày này, những người chịu tang vẫn phải mặc đồ tang phục và tỏ rõ sự bi ai, sầu thảm.

(2) Lễ giỗ hết: Là ngày giỗ sau 2 năm người mất, vẫn nằm trong kỳ tang chế. Thời gian 2 năm cũng vẫn chưa đủ để người thân vơi đi nỗi buồn nên giỗ này vẫn được tổ chức trang nghiêm và người chịu tang vẫn mặc tang phục.

(3) Lễ giỗ thường: Sau 3 năm người mất, người ta tổ chức giỗ thường (hay còn gọi là giỗ lành). Trong ngày giỗ này, mọi người cũng đã nguôi ngoai sự buồn đau nên có thể mặc thường phục.

Một số nơi lại chia ngày lễ giỗ có khác biệt hơn

- Lễ giỗ đầu: Được tổ chức sau một ngày khi đã chôn cất mai táng cho người đã khuất. Ngày giỗ này được tổ chức với hai ý nghĩa là tưởng nhớ cầu nguyện cho người đã khuất và mời cơm để tỏ lòng biết ơn của tang quyến với những người có công phục vụ trong những ngày tang chế.

- Lễ giỗ 100 ngày: Được tổ chức sau 100 ngày người đó qua đời. Còn có nơi tổ chức sớm hơn chỉ 49 ngày.

- Lễ giỗ thường: Cứ sau 1 năm, hoặc 2 năm kể từ ngày người đó mất

- Giỗ mãn tang: Được tổ chức sau 3 năm người đó mất.

Theo nghi tiết thế gian thì ngày giỗ ai đó thường chỉ kéo dài tới hết năm đời vì lúc đó vong linh của người quá cố đã siêu thoát, đầu thai sang kiếp mới nên không làm lễ cúng giỗ nữa.
 
Cúng giỗ tùy theo hoàn cảnh và khả năng kinh tế nên không nhất thiết phải làm quá linh đình, nhà nghèo chỉ cần giữ đạo hiếu với Tổ tiên là được.

Lời kết

Chúng ta vừa tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ giỗ của người Việt, một ngày lễ mang nhiểu ý nghĩa nhằm tri ân tiền nhân, và cũng là dịp để nhắc nhớ cho con cháu biết về tổ tiên ông bà. Đây là một phong tục mang đầy tính nhân văn sâu sắc, cần được duy trì và giữ gìn cho muôn đời sau.

Chúc sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống

**Lưu ý: thông tin chỉ mang tính tham khảo

Nguồn theo: tổng hợp bởi andromeda.com.vn, lichngaytot.com

Bài viết khác về Tâm linh - Bí ẩn