Là người Việt Nam không ai là không biết đến vị thần phù trợ cho tiền bạc, tài lộc công danh này. Từ người vùng quê cho đến thành thị, từ người giàu có cho đến người nghèo hầu như ai cũng có cho mình một bàn thờ thần tài, đặc biệt là những người làm ăn buôn bán. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về vị thần này.
Theo tín ngưỡng dân gian tuyền lại, Thần Tài là một vị thần mang đến tài lộc, của cải, sung túc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì liên quan đến tài lộc công dang người ta thường thấy gia chủ cầu khấn Thần Tài. Phổ biến nhất ở các của hàng kinh doanh thì thường xuất hiện bàn thờ Thần Tài hướng quay cửa. Như vậy nguồn gốc thờ Thần Tài bắt nguồn từ đâu, và có từ bao cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Hom nay chúng ta cùng tìm hiểu về vị thần này, cũng như phân biệt cho rõ Thần Tài, Thổ Địa và Phật Di Lạc, những vị thần có liên quan đến tài lộc, tiền bạc.
- Đây là vị thần nổi tiếng trong tín ngưỡng dân gian các nước Phương Đông, Thần Tài có nghĩa là vị thần cai quản về tiền tài, phúc lộc cho con người. Chữ "tài" ở có nghĩa là tài năng phi thường và cũng có nghĩa là tiền tài, của cải, liên quan đến tiền bạc.
- Tục thờ Thần Tài, có lẽ nguồn gốc bắt đầu từ Trung Quốc rồi sau đó lan dần sang các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, người xưa quan niệm thờ cúng Thần tài trong nhà để cầu mong cho gia đình êm ấm, làm ăn phát tài phát lộc.
Tín ngưỡng thờ thần là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Ngay từ buổi đầu hình thành nhà nước sơ khai, người ta đã biết thờ phụng các vị thần tự nhiên, siêu nhiên, như: thần Đất, thần Mây, thần Mưa, than Gió, thần Sấm... Tín ngưỡng thờ thần này bắt nguồn từ tâm lý e sợ các hiện tượng tự nhiên mà họ chưa lý giải được trong thời điểm lúc bấy giờ. Và đó cũng là tâm lý thể hiện sự tri ân đến các sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh đã tạo cho họ có được môi trường sống, và làm cho cuộc sống của họ được giàu có, sung túc và bình an.
- Sự tích Âu Minh - Như Nguyện
Dân gian kể rằng, có một tên lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thành Thảo, Thủy thần cho một cô nô tỳ tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt. Sau đó, vào một ngày tết, vì lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi chui vào đống rác và biến mất.
Và cũng kể từ đó, Âu Minh làm ăn luôn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên phá sản, nghèo xác nghèo xơ. Hóa ra Như Nguyện chính là hóa thân của Thần Tài. Từ đó người ta thưởng lập bàn thờ để thờ vị thần này dưới góc nhà, hướng nhìn ra ngoài.
Đó là lý do vì sao trong 3 ngày Tết Nguyên Đán chúng ta không được quét rác đổ ra ngoài. Vì theo tích Âu Minh - Như Nguyện như trên mà người ta sợ hốt rác là sẽ hốt luôn cả Thần Tài trong đống rác đó thì việc làm ăn sẽ không suôn sẻ. Việc thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh cũng có nguồn gốc từ đây.
- Sự tích vía Thần Tài
Chuyện kể rằng, Thần Tài chỉ có thiên cung, dưới trần gian không có, và là là vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc. Trong một lần vui chơi uống rượu, do say quá đi đứng xiêu vẹo chân nọ đá chân kia nên Thần Tài bị rơi xuống trần gian, không may đầu bị va vào đá nên nằm mê mệt không biết gì.
Sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng ngài bị điên, liền lột sạch hết quần áo mũ nón của Thần Tài và đem đi bán. Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và do bị va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai. Vì sống trên thiên đình nên Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên phải xin ăn khắp nơi.
Thần Tài đi ăn xin thì gặp một nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì được chủ nhà mời vào ăn. Đang đói, nên ông ra sức ăn rất nhiều đặc biệt là ông rất thích thịt heo vịt quay, điều kỳ lạ lúc này là khi ông vào quán này ăn thì không biết từ đâu khách kéo đến nườm nượp, người chủ quán thấy lạ nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn. (Vì thế dân gian thường cúng gà, vịt, heo quay cho Thần Tài).
Sau một thời gian người bán hàng đắt khách và cảm thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày lại được ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, lại hay thích lang thang không tắm giặt. Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn nữa và lại thấy hao phí đồ ăn cho một người ăn mày không đáng nên người chủ quán liền đuổi ông đi.
Quán đối diện ngày xưa rất đông khách nay vắng hoe, thấy Thần Tài bị chủ quán bên kia đuổi thì liền mời Thần Tài vào ăn, cũng như lúc trước, mọi người lại ùn ùn kéo đến ăn quán này rất đông. Mọi người thấy vậy nên ai cũng ra sức tranh giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình ăn để có thể kéo khách đến ăn đông. (vậy nên mới có câu “Thần Tài gõ cửa”).
Đến lúc này, nhận thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn ông đi mua lại quần áo, được mọi người dẫn đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc lại quần áo mũ nón vào thì Thần Tài sựt nhớ lại mọi chuyện trước kia và bay về trời.
Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và họ lập bàn thờ, tôn thờ ông từ đó, hóa thân Thần Tài là một người lang thang ăn xin quần áo rách rưới. Ngày Thần Tài bay về trời cũng chính là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Do đó cứ hàng năm, hàng tháng nhà nhà mọi người điều lấy ngày mùng 10 làm ngày vía Thần Tài.
Có rất nhiều người lầm lẫn tưởng rằng giữa 3 vị Thần, Phật đại diện cho tín ngưỡng cầu mong về sự may mắn tài lộc này là một. Bởi lẽ xét về hình dáng, phong cách thể hiện na ná nhau. Tuy nhiên trên thực tế Thần Tài, ông Địa và phật Di Lạc là 3 nhân vật hoàn toàn khác nhau. Vậy ta phân biệt 3 vị thần liên quan đến tài lộc này như thế nào ?
- Về ngoại hình: Cả ba vị thần này đều có ngoại hình na ná như nhau. Ở trần, mặt mũi phương phi đầy đặn, nụ cười tươi luôn nở trên môi và cùng chung 1 cái bụng béo đặc trưng.
- Chủ về tài lộc: Cả 3 vị thần Phật này đều đại diện cho ước mong được may mắn, tài lộc và sung túc. Mỗi khi mong muốn được tài lộc, làm ăn may mắn hanh thông thì người ta đều nhớ tới 3 vị kể trên.
- Thần Tài: Thần Tài là vị thần có nguồn gốc từ Trung Hoa, được dân gian đặc biệt là giới làm ăn buôn bán cho rằng có khả năng phù trợ giúp đỡ cho việc làm ăn may mắn, mua may bán đắt của các thương gia. Thần Tài theo sự buôn bán của người Hoa Kiều ở Sài Gòn mà thâm nhập vào văn hóa Việt Nam dần dà đã gần như trở thành 1 vị thần bản địa.
- Thổ Địa (Ông Địa): Ông địa là vị Thần hoàn toàn bản địa của người Việt, đặc biệt là người Việt ở phương Nam. Người Việt khắc họa hình ảnh ông địa khá hài hước với khuôn mặt phương phi luôn tươi cười, mình ở trần tay phe phẩy quạt mo. Ông Địa rất thích chơi đùa với trẻ con nên rất thường xuất hiện trong các đám lễ, đám rước, các đoàn múa lân sư rồng...
Người Việt cho rằng ông Địa hay còn gọi là Thổ công là người cai quản việc đất đai, ruộng nương. Nhà nhà có làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu hay không là do có được sự phù trợ của Thổ công hay ông Địa.
- Phật Di Lạc: Khác với 2 vị thần kia là các vị thần từ tín ngưỡng dân gian, phật Di Lạc lại bắt nguồn từ đạo Phật. Theo giáo lý đạo Phật thì Phật Di Lạc là vị Phật của tương lai sau khi đã tu luyện và giác ngộ được Phật pháp, Ngài đã thoát khỏi bể khổ. Sống cuộc đời thanh thản, tiêu dao... Chính vì vậy, phật Di Lạc được khắc họa như là đại diện của sự an nhàn, thanh thản, sung sướng vô lo vô nghĩ.
- Nhận diện phật Di Lạc: Mặc dù có ngoại hình tương đối giống nhau, tuy nhiên nếu tinh ý ta sẽ nhận thấy tượng Phật Di Lạc không bao giờ ngồi trên đống tiền vàng, hay cầm thỏi vàng như hình ảnh quen thuộc của Thần Tài. Nếu bạn thấy bức tượng 1 vị đầu tròn, mặt cười, bụng phệ cổ đeo tràng hạt thì đích thị đó chính là phật Di Lạc.
- Nhận diện thần Tài & ông Địa: Thần Tài của Trung Hoa luôn có một khuôn mặt, 1 vài tư thế thống nhất. Còn ông Địa của Việt Nam đa dạng hơn. Thần Tài nhìn béo tốt, phương phi nhưng không hài hước, Ông Địa thì nhìn mặt hài hước với 2 má đỏ hồng.
- Phân biệt ông địa Việt và Trung Hoa: Ông Địa của Trung Hoa bao giờ cũng chỉ có 1 mình, còn Ông Địa của Việt Nam đôi khi xuất hiện thêm cả 1 cặp (cặp 1 vợ 2 chồng Táo quân). Một điểm khác nữa Ông Địa của Việt Nam lúc thì ở trần, lúc thì mặc áo, Thần Tài của Trung Hoa thì luôn ở trần.
Tìm hiểu về nguồn gốc Thần Tài và cách phân biệt 3 vị Thần Phật chủ về tài lộc cho ta thấy sự giao thoa về văn hóa cũng như tín ngưỡng thờ cúng cầu tài của Trung Hoa với Việt Nam. Đây có lẽ là nét văn hóa tín ngưỡng phổ biến nhất, được nhiều người tin thờ và coi trọng. Đặc biệt là giới kinh doanh buôn bán.
Tuy nhiên, trước tiên cầu thánh hãy ăn ngay ở lành, làm việc thiện tích đức cho bản thân và làm tròn bổn phận và hết sức mình với công việc, thì ắt hẳn tài lộc sẽ đến.
Chúc cho tất cả chúng ta luôn được Thần tài mỉm cười với mình.
**Lưu ý: thông tin chỉ mang tính tham khảo
Nguồn: Tổng hợp bởi andromeda.com.vn
CopyRight 2022, andromeda.vn