Trong hôn nhân, có một thứ nếu thiếu còn đáng sợ hơn cả nghèo đói!
Danh mục bài viết
Danh mục bài viết
Xã hội vẫn còn tồn tại quan điểm phiến diện và truyền thống với phụ nữ, cho rằng phụ nữ làm việc nhà là điều đương nhiên. Trong khi đó, lại mang tư tưởng chủ nghĩa nam tử hán, cho rằng việc của đàn ông là lăn lội bên ngoài xây dựng sự nghiệp, và vì đó là việc to lớn nên về nhà, cứ ngồi đó làm "ông cụ non" là được.
Tôi từng đọc được một câu hỏi trên mạng xã hội như sau: Trong hôn nhân, thu hoạch lớn nhất của bạn là gì? Có một câu trả lời như sau: thu hoạch được một tên chồng không có trách nhiệm, khiến tôi trở thành một "bà già lắm mồm".
Cô nói này, động tới nơi sâu thẳm nhất trong trái tim của người phụ nữ. Trông thấy anh chồng ngồi nhà như ông chủ tiệm bách hóa, bạn nói chuyển hẳn hoi với anh ta, kêu anh ta giúp chút việc nhà, nhưng anh ta thờ ơ, không chút động đậy.
Lần thứ nhất, lần thứ hai, bạn có thể nhịn, nhưng khi anh ta xem sự bao dung của bạn là vũ khí để trốn tránh, bạn tức giận, anh ta mới bắt đầu chậm chạp đứng lên.
Có người phụ nữ nào không muốn mình dịu dàng, không muốn nói chuyện nhẹ nhàng với chồng? Nhưng ngặt nỗi là thứ họ có lại được lại là sự thờ ơ, lãnh đạm của người chồng. Biết nói ra những lời khiến con tim bạn rung động, nhưng lại luôn muốn trốn tránh trách nhiệm của một người đàn ông.
Câu chuyện thứ nhất
Có người nói: "Yêu đương với mấy anh "mẹ luôn đúng", từ đầu tới cuối là yêu đương với mẹ anh ta, bởi vì "em phải nghe lời mẹ anh". Đàn ông không độc lập, bị tư tưởng của mẹ kiểm soát, người thế hệ trước can thiệp quá sâu vào đời sống cá nhân của thế hệ sau, đây là điều mà không ai muốn chấp nhận.
Công việc trước kia của N. là phụ trách tiếp thị, không tránh được việc phải đi tiếp khách thường xuyên, nhưng mẹ chồng lại không hiểu, bà cho rằng phụ nữ không nên như vậy, như vậy không ra thể thống gì, ép cô phải bỏ công việc này.
Đến công việc của cô mẹ chồng cũng nhúng tay vào, chứ đừng nói tới cuộc sống. Bà yêu cầu cô mấy giờ phải về nhà, mỗi ngày ăn gì, nấu ra sao…
N. muốn chuyển ra ngoài sống, nhưng mẹ chồng lại nói, chuyển ra cũng được, nhưng mẹ sẽ đi theo.
N. phàn nàn với chồng, chồng lại nói: "Mẹ muốn theo thì cứ cho theo, dù sao cũng là mẹ anh."
Mâu thuẫn của họ lên tới đỉnh điểm sau khi N. sinh em bé.
N. muốn cho con dùng tã quần chống thấm, nhưng mẹ chồng vì muốn tiết kiệm nên bắt phải dùng tã vải. Vì bận đi làm nên phải cho con ăn sữa ngoài, mẹ chồng lại muốn cho cháu ăn sữa mẹ, bắt N. phải nghỉ việc.
Lâu dần, việc này ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý của N., mẹ chồng không những không quan tâm mà còn nói bóng gió: "Xem kìa, có phụ nữ nào mà không phải sinh con?"
Cứ hễ N. cãi nhau với mẹ chồng là bà ấy lại khóc lóc nói với con trai, nói con dâu "nhẫn tâm".
Chồng của N. thì luôn ở cùng một chiến tuyến với mẹ, cùng hùa vào trách cô. Nói cô không biết hiếu thảo, không biết đứng trên góc độ của mẹ, nhưng ai đứng trên góc độ của cô để nghĩ?
Kết quả không nói cũng biết, N. quyết định ly hôn.
Kết hôn với "trai yêu của mẹ", mẹ thương con, con thương mẹ, mọi khổ sở đều áp lên một mình người vợ, người con dâu.
Có người từng nói: nếu có người đàn ông nào đó nói với bạn rằng, việc kết hôn, phải nghe lời ba mẹ anh, họ ra sao ra sao sẽ ảnh hưởng tới quyết định của anh ta, người đàn ông như vậy, tốt nhất đừng gả. Đã tới độ tuổi có thể độc lập quyết định mọi vấn đề, nhưng chuyện to chuyện nhỏ đều xin ý kiến ba mẹ, người đàn ông như vậy, không đáng để dựa dẫm.
Càng đừng nghĩ tới việc sau này anh ta có thể chống đỡ được cả một gia đình. Con thuyền hôn nhân là do cả hai người cầm lái, đàn ông không có chủ kiến sẽ không có phương hướng, thuyền không sớm thì muộn rồi cũng chìm.
Câu chuyện thứ hai
Từ trước tới nay, thời gian phụ nữ chăm lo việc nhà luôn nhiều hơn đàn ông. Xã hội vẫn còn tồn tại quan điểm phiến diện và truyền thống với phụ nữ, cho rằng phụ nữ làm việc nhà là điều đương nhiên.
Trong khi đó, lại mang tư tưởng chủ nghĩa nam tử hán, cho rằng việc của đàn ông là lăn lội bên ngoài xây dựng sự nghiệp, và vì đó là việc to lớn nên về nhà, cứ ngồi đó làm "ông cụ non" là được.
Câu chuyện được kể như sau:
Người vợ đang quét nhà, chồng thì nằm đó xem tivi. Cậu con trai ngồi bên cạnh nói: "Bố giỏi quá đi, lấy được một người vợ siêu giỏi, vừa biết nấu cơm, vừa biết dọn nhà, lại vừa biết dạy con học."
Người chồng nghe xong đắc ý, không ngờ cậu con trai chạy lại trước mặt mẹ và nói: "Mẹ, còn mẹ thì không được, mẹ xem mẹ gả cho ai kìa."
Có quá nhiều gia đình đều sống trong tình cảnh này, mọi công việc nhà đều áp lên đầu người phụ nữ, đàn ông thường trốn tránh trách nhiệm mà mình cũng nên có.
C. đang mang thai, cô muốn chồng giúp mình làm việc nhà, nhưng B. chồng cô chỉ ậm ừ nhưng lại chẳng động tay làm gì.
Bực mình, C. đứng lên quét nhà, lau dọn bàn ghế.
B. đứng một bên nói: "Em không cần làm, không ai bảo em làm cả."
Làm việc nhà, đàn ông giúp đỡ là chuyện đương nhiên, anh ta lại nói với vợ rằng xem tâm trạng thế nào đã, tự mình không làm, thấy vợ đích thân đi làm lại trưng ra thái độ "là em tự muốn làm đấy nhé", có ai không tức giận khi gặp phải tình huống như vậy?
C. ấm ức, lén khóc một mình.
Đàn ông trốn tránh trách nhiệm phần lớn đều là người ích kỉ. Rõ ràng mình sai, nhưng ngược lại lại đổ lỗi cho đối phương. Đàn ông không có trách nhiệm, sẽ không có dũng khí và năng lực đối mặt trực diện với vấn đề. Luôn trốn tránh, để một người phải gánh vác, hôn nhân có hạnh phúc tới đâu rồi cũng sẽ có ngày héo úa.
Câu chuyện thứ ba
Hôn nhân giống như cái cân, nó cũng cần có sự cân bằng, khác biệt quá lớn, sẽ khiến khoảng cách giữa hai người càng ngày càng xa.
Bạn tôi và chồng yêu nhau 5 năm, kết hôn được 1 năm. Hai người rất ít khi cãi vã, bát luận gặp chuyện gì, cũng đều sẽ an ủi đối phương. Lâu dần, người chồng xem sự bao dung của cô ấy là điều đương nhiên, mọi việc nhà đều một tay cô ấy làm, đến cả quần áo đi làm của chồng cũng phải chuẩn bị từ ngày hôm trước.
Ngày xưa mỗi lúc làm nũng, chồng sẽ dỗ dành, giờ lại luôn cho rằng cô ấy giận dỗi vô lý. Lần họp mặt bạn cũ trước, vì một chuyện nhỏ nhặt thôi mà chồng cô ấy mắng cô ấy trước mặt mọi người. Khi ấy cô ấy nhẫn nhịn, muốn về nhà ngồi lại nói chuyện với nhau, chồng lại trách ngược cô ấy không nghe lời mình.
Trong hôn nhân, không phải mọi nỗ lực bỏ ra đều sẽ đổi lại được trái ngọt tương xứng, thay vào đó sẽ chỉ đổi lại được sự thản nhiên và vô trách nhiệm của đối phương. Gặp phải kiểu đàn ông này, cuộc sống sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Những nỗ lực và cả những đòi hỏi không giới hạn sẽ chỉ khiến hôn nhân trở nên tồi tệ hơn.
Lời kết
So với hoàn cảnh gia đình, giáo dục và tính cách của một người quan trọng hơn rất nhiều. Gả cho một người đàn ông có trách nhiệm, biết suy nghĩ, bạn mới có chỗ dựa, mới không phải sợ hãi trước phong ba bão táp của cuộc đời.
Chúc cho mỗi người, đều có thể tìm được hạnh phúc thuộc về chính mình.