DANH MỤC ANDROMEDA
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MEGA
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ POWER
PHÂN TÍCH VIP
DANH MỤC TÀI KHOẢN

Thành viên

Đăng ký thành viên để xem được nhiều thống kê Vietlott hơn

Dự đoán của bạn

Tuổi 30: Những sự thật về bạn hữu mà bạn phải biết

Danh mục bài viết
Danh mục bài viết

Bao giờ cũng vậy, khi mới bắt đầu kết bạn với ai đó, chúng ta có lẽ sẽ chẳng có ai có khái niệm tìm bạn bè cũng phải tìm môn đăng hộ đối, nhưng nếu không môn đăng hộ đối, thì theo thời gian, việc mất cân bằng, dần dần xa cách chỉ là chuyện một sớm một chiều.

Sự thật: Không biết cách từ chối người khác

Trong các mối tương quan với bạn bè, việc khiến bạn cảm thấy mình bị làm khó, càng sớm "dừng" nó lại càng tốt, không biết cách từ chối người khác, là một loại bệnh. Có những câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày mà ta vẫn bắt gặp đâu đó về việc này, đó có thể câu chuyện của C.

Chị C. năm nay bước sang tuổi 30, ở độ tuổi này, nói giảm nói tránh thì cô vẫn là một cô gái hết sức ngây thơ và nhiệt tình, nói trắng ra thì là người tự ti, không có chính kiến, cô ủy thác mọi thứ trong cuộc đời mình cho mọi người xung quanh, đặc biệt là chồng mình. Chồng nói chưa muốn có con, cô lập tức tới bệnh viện phá thai, ngay cả tiền lương của mình, cô cũng chuyển cho chồng quản lý…

Ở nơi làm việc, C. là điển hình của một người "quá tốt". Cô giúp người ta pha trà, giúp người ta lấy đồ chuyển phát nhanh, giúp người ta photo tài liệu, không chỉ bị xếp sai vặt mà còn bị cả đồng nghiệp sai vặt, tự biến cuộc sống của mình thành "chân chạy việc" của cả một công ty, người không biết còn tưởng cô ấy là "bảo mẫu hành chính"!

*Thói đời vẫn thế tại nơi làm việc, luôn có một thứ mang tên "định luật 10 lần", đó là bạn chỉ cần giúp người ta 10 lần, nhưng nếu có một lần từ chối, vậy thì bạn sẽ trở thành người xấu đối với người ta, bởi lẽ bạn giúp anh ta 10 lần, anh ta sẽ xem đó như là chuyện đương nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đã đánh mất đi quyền từ chối của mình, bạn từ chối, bạn chính là người "không trọng tình nghĩa".

Ngược lại, nếu ngay từ đầu bạn đã có quy tắc riêng của mình, bạn thỉnh thoảng giúp người ta một lần, bạn chính là thiên sứ, chính là người tốt.

Ở nơi làm việc, có rất nhiều người giống C, phần lớn mọi người đều cho rằng tất cả những nỗ lực, sự giúp đỡ vô điều kiện mà mình bỏ ra đều sẽ có giá trị, ít nhất có thể đổi lại được "lòng người", đối phương sẽ luôn cảm kích mình, nhưng thực ra, không biết cách từ chối, căn bản là sẽ không đổi lại được cái gọi là "cảm kích", ngược lại, sẽ chỉ khiến người khác cảm thấy bạn "dễ bảo", cảm thấy những nỗ lực bạn bỏ ra rất "rẻ tiền".

Bạn cho rằng mình bỏ ra rất nhiều, nhưng đối phương lại không hề để tâm, không chút cảm kích, đây chính là sự nỗ lực ít giá trị. Chỉ có những sự giúp đỡ có nguyên tắc, thỉnh thoảng mới giúp đúng người đúng lúc, mới là những sự nỗ lực có giá trị cao.

Vì vậy, ở nơi làm việc, tuyệt đối đừng biến mình thành C. phiên bản n, bạn phải nhớ rằng, bạn đến là để làm việc, chứ không phải làm chân chạy vặt. Chỉ khi làm những việc có giá trị, bạn mới trở thành người đáng giá. Ở nơi làm việc, bạn hoàn toàn không cần thiết phải cố gắng tạo mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người, người tốt ắt có phúc báo, nhưng người tốt kiểu nhu nhược thì không có.

Sự thật: Bạn bè... cũng cần môn đăng hộ đối

Rất nhiều tình huống xảy ra trong các mối tương giao liên quan đến bạn bè, đôi khi không hợp nhau thì đừng có chen vào làm gì, bạn bè chơi với nhau, cũng cần môn đăng hộ đối. Có câu chuyện được kể rằng.

G., cùng chồng lập công ty riêng, sau khi có con, cô lui về làm một bà nội trợ toàn thời gian. Bên cạnh việc chăm sóc gia đình, cô vẫn hỗ trợ chồng trong nhiều mối quan hệ bên ngoài. Ở tuổi 30, hai vợ chồng cô chuyển tới căn hộ đắt đỏ đúng như dự tính của hai người trước đó, những tưởng cuộc sống vợ chồng vậy là viễn mãn, ai ngờ, "tiểu tam" xuất hiện, phá vỡ hạnh phúc gia đình cô, khiến cô và chồng ly hôn.

Trong quãng thời gian làm bà nội trợ, G. luôn cố gắng hết sức tham gia vào nhóm các "quý phu nhân" rồi cùng họ chụp ảnh. Nhưng khi lướt mạng xã hội mới phát hiện ra, mình đã bị cắt ra khỏi bức ảnh. Sau này vì công việc kinh doanh gặp sự cố, nên cũng bị những "người bạn phu nhân" kia chê cười, mỉa mai.

*Đây là thực tế xã hội. Cái gọi là "môn đăng hộ đối" không chỉ chỉ tiền bạc, mà nhiều hơn là chỉ tầng lớp, giữa con người với nhau cũng tồn tại cái gọi là tầng lớp. Xuất thân + giáo dục + thu nhập, 3 thứ này kết hợp lại, về cơ bản thì chính là tầng lớp của bạn.

Khi mới bắt đầu kết bạn với ai đó, chúng ta có lẽ sẽ chẳng có ai có khái niệm tìm bạn cũng phải tìm môn đăng hộ đối, nhưng nếu không môn đăng hộ đối, thì theo thời gian, việc mất cân bằng, dần dần xa cách chỉ là chuyện một sớm một chiều.

Có một thực tế trần trụi mà bạn nên biết rằng, ngoài một hai tri kỉ, chí cốt ra, thì nguyên tắc kết giao bạn bè, phần lớn chính là sự trao đổi và đồng đẳng. Bất kể là trao đổi tình cảm, lợi ích hay quan điểm, nó không thể là sự cho đi chỉ một chiều. Bạn nhất định phải có sự đồng đẳng với ai đó về mặt tài nguyên xã hội, địa vị, thu nhập, học thức, tầm nhìn hay thậm chí là cả ngoại hình… khác biệt quá lớn sẽ chẳng thể khiến tình bạn đi được tới đâu. Vì vậy, nếu thấy không hợp, đừng cưỡng cầu, cố gắng chen vào làm gì, nhiều khi bạn lại trở thành trò cười cho người khác trong âm thầm.

Sự thật: Bước vào tuổi 30, phải học cách sợ một cách hợp lý

Đến một độ tuổi nhất định, bạn có thể không chấp nhận số phận, nhưng cũng phải học cách cúi đầu trước cuộc sống sao cho thích đáng, thu lại sự ương ngạnh, nóng nảy của mình, chăm sóc cơ thể nhiều hơn. Bạn ở độ tuổi này, trên có già dưới có trẻ, đừng lúc nào cũng tỏ ra bá đạo, nóng nảy, không thèm nghĩ tới hậu quả, cũng đừng tùy tiện đắc tội với người khác.

Chồng của G., tuy đã là một ông chủ, nhưng trong máu thịt vẫn còn tồn tại cái tính khí bốc đồng, thanh cao của một thanh niên công sở, không hợp nhau một cái là cãi tay đôi luôn với khách hàng, đắc tội với cả khách hàng hợp tác đã lâu năm.

Mãi cho tới khi công ty cần tiền để duy trì, một đám nhân viên phải nuôi, tiền nhà phải trả nốt, hay tiền sinh hoạt hàng ngày phải chi, thì vấn đề mới dần dần lộ ra, trong khi người chồng phủi mông không biết bất cứ chuyện gì thì G. lại âm thầm thay chồng giải quyết, thậm chí tốn nhiều tâm huyết để gia nhập hội "quý phú nhân" chỉ để tìm mối quan hệ và tài nguyên mới cho công ty chồng. Khi bạn cảm thấy cuộc sống dễ dàng, chẳng qua cũng chỉ là đang có người thay bạn gánh vác trách nhiệm, thậm chí vứt bỏ tất cả để che mưa chắn gió cho bạn.

*Phần lớn mọi người sau tuổi 35, mọi thứ dường như đều dần dàn rơi vào giai đoạn ngưng trệ, cống hiến và lương tháng đều giảm sút, nhưng chi tiêu và mọi nhu cầu trong cuộc sống thì lại cứ không ngừng tăng.

Đặc biệt là người trung niên, trên có già dưới có trẻ, là trạng thái cuộc sống rất phổ biến, ba mẹ cần dưỡng, con cái cần học hành, tất cả đều cần tới tiền, thậm chí là nhiều tiền, rồi tiền nhà, tiền xe, tiền sinh hoạt phí, thậm chí cả tiền hồi môn cho con cái… nếu một ngày nào đó bạn không có nguồn thu nhập, cả gia đình sẽ phải làm sao?

Người trung niên phải gánh vác nhiều thứ hơn người trẻ, nếu bạn vẫn còn cứ bốc đồng, thích làm gì thì làm, không chịu được ấm ức, tủi thân như khi còn trẻ, vậy thì thứ mà bạn phải đánh đổi chính là hạnh phúc của cả một gia đình. Vì vậy, biết lúc nào nên thỏa hiệp, bớt đi cái sự tùy hứng, cúi đầu biết sợ trước cuộc sống một cách thích hợp là chuyện mà bạn nên học và biết.

Sự thật: Thực tế hôn nhân không phải là bến đỗ, hay nơi tránh gió

Sự khác biệt quá lớn trong quan điểm sống, sau cùng đã khiến cô gái công sở quá tốt bụng C. và chồng mình ly hôn.

Hôn nhân của C. và chồng vì sao lại thất bại? Bởi lẽ cả hai đều chỉ lo tới việc tránh gió, mà quên mất đi việc bảo vệ cái bến đỗ ấy. Cứ nhìn cuộc sống hàng ngày của hai người họ: một người nuôi mèo, một người nuôi cá; một người thích món ăn truyền thống, một người thích món ăn Tây; đến quần áo cũng tự giặt; có chuyện thì nói, không có chuyện gì thì ai lướt điện thoại của người ấy.

Chồng của C. nói rằng: "Đều nói hôn nhân là bến đỗ tránh gió, anh kết hôn với em là vì muốn nhẹ nhõm, không phải lo bị hối thúc hay quản ép", nhưng C. lại nói: "Đều muốn tránh gió, vậy ai sẽ làm bến đây!"

*Thực ra, hôn nhân không phải là vở kịch mà chỉ cần một người diễn, nó cần cả hai người phải cùng nỗ lực vun đắp, thấu hiểu và cảm thông cho nhau. Một mối quan hệ mà chỉ có một bên liều mạng bỏ ra, nỗ lực hết sức để duy trì, vậy thì sớm muộn gì cũng mất đi sự cân bằng cần có trong quan hệ tình cảm. Bạn không thể nào cứ trốn trong cái vỏ bọc hôn nhân, chỉ mong muốn sự thảnh thơi, an nhàn, trơ mắt ra nhìn, không cống hiến cho gia đình.

Một tác gia người Mỹ từng nói; "Ngay cả một cuộc hôn nhân tốt đẹp, cả đời cũng sẽ đều có khoảng 200 lần từng suy nghĩ tới chuyện ly hôn, 50 lần muốn xông vào đánh cho đối phương một phát".

Có người nói rằng, tôi và vợ sở dĩ bên nhau hạnh phúc suốt hơn 20 năm đó là bởi trong rất nhiều lần đầu tiên của tôi, đều có cô ấy cùng trải nghiệm với mình. Họ cùng nhau chạy bộ, cùng nhau ăn lẩu, cùng nhau lười biếng ở nhà xem phim, họ biến cuộc sống cơm áo gạo tiền hàng ngày thành ý thơ. Hôn nhân không tốt đẹp sẽ biến con người thành kẻ điên, hôn nhân hạnh phúc sẽ biến con người ta thành kẻ ngốc, hôn nhân viên mãn nhất sẽ biến bạn thành đứa trẻ.

Thực ra, hôn nhân là quá trình mà cả hai người trân trọng lẫn nhau, dù một người có nỗ lực chạy về phía trước bao nhiêu, nhưng nếu nửa còn lại luôn tụt lại phía sau, vậy thì sớm muộn gì cũng có ngày đổ vỡ. Chỉ khi cả hai cùng sẵn sàng, cùng nỗ lực làm tốt cái "bến đỗ", vậy thì hôn nhân mới khiến ta an tâm mà "tránh gió".

Lời kết

Bước vào tuổi 30 chúng ta đã trải qua gần nửa cuộc đời, có những va vấp những thất bại luôn làm ta trưởng thành hơn trong đời sống. Tuy nhiên, nếu không chịu học hỏi không chịu cải thiện, những va vấp và thất bại đó sẽ chôn vùi cuộc đời bạn trong thất bại. Sớm nhận ra những sự thật cuộc sống để chúng ta có thể tránh được những sai sót, và vững bước đi lên.

Chúc cho tất cả chúng ta luôn có một cuộc sống hạnh phúc và nhiều may lành trong cuộc sống.

Nguồn: Như Quỳnh - cafebiz.vn, tổng hợp bởi andromeda.com.vn

Bài viết khác về Blog cuộc sống