Hiện nay đa số chúng ta khi thờ cúng Thần tài ông Địa chỉ làm theo người khác, theo kiểu người ta làm như nào thì làm y như vậy mà không hiểu hết ý nghĩa của việc đặt để vị trí bàn thờ và cách bày trí bàn thờ, đôi khi còn làm sai cách dẫn đến mất đi sự may mắn tài lộc.
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần Tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần Tài với mong muốn mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc. Người đời rất quí trọng tiền bạc nên rất quí trọng Thần tài.
Tuy nhiên việc sắp đặt bàn thờ, vị trí bàn thờ và bày trí bàn thờ vật cúng như thế nào cho đúng chuẩn thì chẳng mấy ai rành rọt. Vậy nên, bài hướng dẫn này sẽ giúp chúng ta cách sắp đặt vị trí bàn thờ, bày trí bàn thờ thần tài đúng cách để đam đến may mắn tài lộc cho gia đình.
- Bàn thờ Thần Tài – Ông Địa luôn đi chung và song hành cùng nhau trong một bàn thờ.
- Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa phải đặt hướng ra cửa nhà, nơi có thể bao quát toàn bộ khách khứa ra vào.
- Bàn thờ phải dựa vào tường, tủ để tạo ra sự vững chắc; cũng như giúp cho cuộc sống, công việc làm ăn thêm sự thuận lợi.
- Thờ Thần Tài phải thờ quanh năm, không chỉ riêng trong các ngày đặc biệt như lễ Tết. Vào sáng sớm khi vừa mở cửa hàng, văn phòng làm việc; gia chủ thường thắp hương để khấn cầu được sự phù hộ của Thần Tài, cầu mong cho công việc kinh doanh hôm nay mua may, bán đắt và gặp nhiều may mắn!
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần tài - ông Địa tùy là hai vị cùng chung bàn thờ nhưng mỗi vị lại đại diện cho 5 vị khác nhau, cụ thể như sau:
- Thần tài đại diện cho: Hắc Thần Tài, Bạch Thần Tài, Thanh Thần Tài, Hoàng Thần Tài, Xích Thần Tài. Trong đó, Hoàng Thần Tài là vị thần chủ chốt.
- Ông Địa đại diện cho: Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Trung ương Huỳnh Đế và Bắc phương Hắc Đế.
Khảm thờ hay còn được gọi là cái ngai thần tài, là phần to nhất trên bàn thờ. Trên khảm thờ sẽ có một tờ hiệu gọi là bài vị đằng sau, tờ hiệu này có tác dụng để trấn sát.
Bài vị phải có cụm chữ viết “Chiêu tài tiến bảo” hoặc giả hai bên thành khảm bàn thờ cần có câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim”. Nghĩa là Thổ hay sinh ngọc trắng – Đất cũng cho vàng ròng.
Khảm thờ có hai loại:
- Khảm thờ dạng ngai liền: Tức là dùng cả một cái tấm ngai, chúng ta đặt cả các ông lên bệ ngai để vào bên trong để ta nâng cao các bức tượng lên.
- Khảm thờ dạng ngai thấp: Chính là tấm bục vuông nhỏ, chúng ta có thể sử dụng các ngai thấp đễ đặt từng ông lên.
Việc ngồi lên kệ ngai như thế này nhằm tăng cường thêm việc trang trọng. Nếu muốn để thêm ông thần Phát lúc ấy chúng ta sử dụng rời 3 cái ngai hoặc chúng ta sử dụng một cái ngai liền.
Nếu khảm bàn thờ có kích thước lớn 61 trở lên thì gia chủ sẽ thờ 3 tượng: tượng ông Thần Phát, tượng ông Địa, tượng ông Thần Tài. Với bàn thờ nhỏ thì gia chủ chỉ bố trí ông Địa với ông Thần tài là đủ.
Việc lựa chọn ông Địa, Thần tài bằng gốm sứ hoặc gỗ tùy điều kiện nhưng phải vừa kích thước với khảm bàn thờ được. Không nên chọn tượng quá lớn không vừa với khoảng trống của khảm bàn thờ, cũng không nên chọn tượng quá nhỏ vì nó không có tính thẩm mỹ.
Thông thường tất cả các thần tượng được bán đều có cái lỗ ở bên dưới, gia chủ sẽ sử dụng bộ cốt thất bảo để gia chủ nạp vào bên trong.
- Bộ cốt thất bảo có tinh túy hội tụ nên nạp vào bên trong thì tượng mới có được linh khí.
- Thưc hiện nạp cốt: Khi nạp cốt thất bảo vào thần tượng rồi lấy giấy thiếc màu vàng dán. Nếu có thầy pháp khai quang làm thì tốt nhất, nếu không chúng ta có thể tự làm.
Thông thường tất cả các tượng đều phải nạp cốt vào bên trong. Việc nhận biết đơn giản, chỉ lắc nhẹ tượng thì thấy kêu lộc xộc là tượng đã được nạp cốt.
Trên bàn thờ Thần tài nhà có kinh doanh buôn bán có thể sử dụng thêm các linh vật để tăng thêm tài lộc hoặc trấn sát. Chúng ta có thể trưng bày 3 loại linh vật sau:
- Cóc thiềm thừ: Hay còn được gọi là tượng ông Cóc, Cóc ba chân hoặc Cóc ngậm tiền. Tương truyền là đây cóc tinh do tiên ông thuần hóa, nhà nào có tâm đức tốt sẽ nhả đồng tiền trước cửa nhà, tượng trưng cho may mắn. Đây là đệ nhị pháp bảo chiêu tài. Thiềm Thừ đặt bên phải ban thờ, hướng vào bát nhang, trên miệng ngậm đồng tiền giúp chiêu tài pháp bảo.
- Long Quy: Đây là con rùa đầu rồng, mục đích để tránh sát kỵ tà. Đặt Long Quy bên trái bàn thờ, hướng ra để kỵ tà tránh sát .
- Tỳ Hưu: Đây là một loại mãnh thú hung mãnh, nó mang ý nghĩa tốt lành. Đặc biệt là Tỳ Hưu không có hậu môn, nghĩa là chỉ có “ăn” mà không có “nhả”. Vì vậy nên, tài lộc đi vào thì sẽ tăng lên mà không hề mất đi. Tỳ Hưu có con đực và con cái. Con đực là con có đuôi vểnh lên, chân trái giơ lên, nên đặt ở bên trái. Con cái có đuôi cụp xuống, chân phải giở lên ở phía bên phải.
Ngoài những vật phẩm chính yếu trên cho việc lập bàn thờ Thần tài ông Địa thì cần phải chuẩn bị các vật phẩm trưng bày khác như sau:
- Bát nhang: Có thể bằng gốm sư hoặc bằng đồng tùy theo điều kiện.
- Thỏi vàng giấy: Dùng để đặt trước bài vị. Số lượng 100 thỏi.
- 3 hũ đựng nước, muối, gạo phù hợp
- Tháp tỏi
- Ống căm hương
- Lọ hoa
- Khay xếp 5 chén nước (Kỳ thờ)
- Dĩa đựng cánh hoa
- Dĩa trái cây ngũ quả
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài, ông Địa chính xác nhất là ở một góc nhà, ở dưới đất, trước cửa ra vào để nghênh tiếp tài lộc, chứ không cần phải ở nơi sạch đẹp, trang trọng như bàn thờ Tổ tiên hay bàn thờ Thổ Công.
- Bàn thờ phải dựa vào tường, tủ để tạo ra sự vững chắc; cũng như giúp cho cuộc sống, công việc làm ăn thêm sự thuận lợi.
- Sau lung bàn thờ phải là vách tường chắc chắn, kiên cố. Không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì như thế nó sẽ làm tài vận không tụ được và không mang lại may mắn.
- Trong trường hợp nếu bạn không thể đặt bàn thờ dựa lưng vào tường vì phải chọn hướng thích hợp thì cần tạo mọt vách ngăn góc nhọn sau lưng bàn thờ và giúp bàn thờ nằm vững chắc.
Các lý do không đặt bàn thờ Thần tài - ông Địa trên cao ta có thể biết đến như:
- Xét về bản chất Trường Khí phòng thờ, bàn thờ thuộc tính Âm, không ưa sự phô trương, mang tính đối nội nên đây không phù hợp để đặt bàn thờ thần Tài, ông Địa. Điều này cho thấy ngay cả trong ngày giỗ hay Tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài đến muốn thắp nén nhang phải xin phép gia chủ.
- Nếu bàn thờ gia tiên được đặt ở trên cao, kín đáo và ít người qua lại thì bàn thờ Thần Tài nếu đặt khuất như thế sẽ không đón được tiền tài. Gia chủ không nên xin bộ bàn thờ của người khác để thờ cúng cầu tài cho mình. Mỗi nhà chỉ nên đặt một bộ bàn thờ Thần Tài, Ông Địa duy nhất.
- Ngoài ra, việc đặt bàn thờ ở góc nhà cũng có nguyên do từ sự tích Âu Minh - Như Nguyện mà chúng ta đã biết ở những bài trước. Từ sự tích này mà người ta có tục kiêng cử quét rác và hốt rác trong ba ngày Tết, sợ Thần tài không có chỗ ẩn trốn mà đi nơi khác thì việc làm ăn trong năm sẽ bị xui xẻo thất bại. Đó cũng là lý do người ta lập bàn thờ Thần tài sát nền đất hay nền gạch, không đặt cao như các bàn thờ khác, và đặt ở góc nhà hay nơi hàng hiên.
Muốn nhân đôi tài lộc, muốn nhận được may mắn và phát triển con đường kinh doanh, sự nghiệp. Nếu vậy đừng ẩu tả trong việc bày trí bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa trong gia đình, cửa hàng kinh doanh.
(1) Ngai bài vị thì đặt vào trong cùng.
(2) Đặt tượng ông Địa vào bên trong bên phải, ông Thần tài vào bên trái.
(3) Đặt hũ gạo, muối và nước (hoặc rượu): Hũ gạo đặ bên phải, hũ muối ở bên trái. Hũ đựng nước hoặc rượu ở giữa, nếu đựng rượu có thể dùng dạng bình hồ lô. Ba hũ này chỉ được thay mới vào dịp cuối năm. Không được thay thường xuyên tránh ảnh hưởng đến linh khí của bàn thờ.
(4) Bát hương đặt giữa bàn thờ.
Lưu ý:
- Khi mua bát hương về, gia chủ phải dùng rượu gừng tẩy uế trước khi thờ cúng.
- Mỗi bát hướng đều nên có cốt là gói Thất Bảo để tài lộc không bị hao hụt. Nếu gia chủ cắm hương chồng chéo nhau hay chọc vào gói Thất bảo sẽ khiến bàn thờ không có linh khí. Không chỉ không hút tài lộc, sai lầm này còn khiến gia chủ làm ăn thất bát, nghèo khó cả đời.
- Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên không tốt cho việc làm ăn của gia chủ.
(5) Bình hoa và khay trái cây được đặt theo nguyên lý "Đông Bình – Tây Quả", các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái nhìn từ ngoài vào.
- Hoa thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền để trên bàn thờ. Tuyệt đối tránh để hoa giả, hoa khô héo.
- Trái cây thờ nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Bạn có thể thắp hương hoa quả, trái cây hàng ngày hoặc vào các ngày mùng 1, rằm hàng tháng.
(6) Khay 5 chén nước. Một lưu ý là, thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất. Bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương , và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển.
(7) Linh vật có thể là những linh vật ta đã biết ở trên và vị trí của nó.
(8) Tô sứ đẹp, đổ đầy nước và hoa tươi trải trên mặt nước đặt ở ngoài cùng trên mặt đất. Chúng ta nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước cái này làm Minh Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.
(9) Ống cắm hương có thể đặt phía dưới đất, bên phải.
(10) Phật Di Lặc được đặt bên trên bàn thờ Thần Tài. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
(11) Tháp tỏi đặt phía trước bàn thờ dùng để trừ tà
- Bàn thờ và tượng sau khi mua về phải rửa sạch với nước rượu gừng rồi dùng khăn sạch lau khô rồi mới được phép đặt lên bàn thờ. Đây là quy tắc căn bản trong cách bày trí trên bàn thờ ông địa.
- Bát hương thờ Ông Địa, Thần Tài phảo có tro và bên ngoài bát phải có chữ nho.
- Trước khu đặt bàn thờ Thổ Địa, Thần Tài thì phải xác định hướng đặt hợp lý nhất để có thể quan sát khách ra vào, nên dùng la bàn để xác định phương hướng chuẩn xác.
- Mọi thứ nằm xung quanh bàn thờ phải gọn gàng, sạch sẽ và không được đặt bàn thời gần những nơi như nhà vệ sinh, phòng bếp.
- Không được quên 3 hũ gạo, nước, muối và 5 chén rượu xếp hình chữ thập trong quá trình bày trí. Và không được thiếu bát nước Minh Đường Tụ Thủy, nên dùng bát thủy tinh.
- Không nên đặt bàn thờ ở nơi có quá nhiều ánh sáng chói và có góc nhọn đâm thẳng vào, phải kiêng kị điều này. Và phải có bài văn khấn Thần Tài, Thổ Địa cẩn thận và chi tiết.
- Cần phải lau chùi bụi bẩn và dọn dẹp xung quanh bàn thờ, bạn cũng có thể xịt chút hương thêm để tạo không khí thoáng mát hơn.
- Lựa chọn màu sắc bàn thờ Thần Tài bị xung khắc với màu của bản mệnh gia chủ. Việc thờ cúng không chỉ cần quan tâm đến vấn đề tâm linh mà còn có ý nghĩa về mặt phong thủy. Vậy nên khi chọn bàn thờ, gia chủ cũng cần chọn lựa màu sắc phù hợp, tương sinh và có lợi cho bản mệnh, tránh xung khắc làm ảnh hưởng, hao tài.
- Đặt tượng Thần Tài – Ông Địa lên bàn thờ và không dán chữ nho ở sau lưng. Điều này cũng giống như thờ mà không thờ, không có người chứng giám cho tâm ý của bạn!
- Thiếu bài vị khi thờ cúng Thần Tài sẽ khiến gia chủ hao kém tiền của, làm bao nhiêu chi hết bất nhiêu, không thể tích góp – lưu giữ được đồng nào.
Chúng ta vừa tìm hiểu toàn diện về cách bày trí bàn thờ Thần tài - ông Địa đúng cách, chuẩn nhất. Hy vọng bạn sẽ đón được tài lộc, việc kinh doanh mọi sự phát vì luôn được các vị Thần tài lộc này mỉn cười và phù hộ.
Tuy nhiên, trước tiên cầu thánh hãy ăn ngay ở lành, làm việc thiện tích đức cho bản thân và làm tròn bổn phận và hết sức mình với công việc, thì ắt hẳn tài lộc sẽ đến.
Chúc cho tất cả chúng ta luôn được Thần tài mỉm cười với mình.
**Lưu ý: thông tin chỉ mang tính tham khảo
Nguồn: Tổng hợp bởi andromeda.com.vn
CopyRight 2022, andromeda.vn