DANH MỤC ANDROMEDA
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MEGA
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ POWER
PHÂN TÍCH VIP
DANH MỤC TÀI KHOẢN

Thành viên

Đăng ký thành viên để xem được nhiều thống kê Vietlott hơn

Dự đoán của bạn

Hiện tượng bóng đè là gì ? Làm sao để hóa giải ?

Danh mục bài viết
Danh mục bài viết

Theo vnexpress thì bóng đè là hiện tượng phổ biến được ghi nhận từ rất lâu, trong hầu hết mọi nền văn hóa từ xưa đến nay. Hiện tượng này được người Trung Quốc ghi chép trong các câu chuyện dã sử cách đây hơn 3.000 năm, thậm chí, bóng đè còn hiện diện trong bức tranh từ thời Phục hưng của họa sĩ người Thụy Sĩ Henry Fuseli năm 1781.

Trong một nghiên cứu công bố hồi tháng 8/2015 trên tạp chí Giấc ngủ của tác giả Dan Dennis, Đại học Sheffield tại Anh, 30% trong số 862 người được hỏi nói rằng họ đã đã trải qua trạng thái bóng đè ít nhất một lần trong đời. Khoảng 8% trong số đó nói rằng họ thường xuyên bị hiện tượng này khi ngủ. Tổng hợp có hệ thống từ hơn 30 công trình nghiên cứu trên khắp thế giới chỉ ra rằng 10% dân số gặp phải tình trạng bóng đè trong giấc ngủ.

Vậy có thể nói rằng đây là hiện tượng rất phổ biến với đa số chúng ta. Vậy nên hiểu hiện tượng bóng đè là gì ? Nguyên nhân và cách hóa giải hiện tượng theo tâm linh, chúng ta cùng theo dõi ngay sau đây.

A. Hiểu về hiện tượng bóng đè

1. Theo lý giải của khoa học

Theo khoa học giải thích, hiện tượng bóng đè xảy ra khi một người tỉnh dậy trong giai đoạn giấc ngủ. Lúc này, chúng ta thường nằm mơ nhưng cơ bắp gần như bị tê liệt. Đây là sự thích nghi tiến hóa giúp con người kiểm soát bản thân trước những giấc mơ của chính mình.

Người bị bóng đè cảm thấy dường như ai đó ở trong phòng, hoặc đè nặng lên ngực của họ đều do ảo giác. Trong lúc này, ảo giác là cách bộ não tìm cách dọn sạch sự xáo trộn khi có sự can thiệp vào vùng chứa "bản đồ" thần kinh của cơ thể hoặc chính nó, theo báo cáo gần đây của Jalal và đồng nghiệp Vilayanur Ramachandran được đăng trên tạp chí Medical Hypotheses. 

Khi bị bóng đè, thùy đỉnh giám sát các tế bào thần kinh trong não (nằm ở phần giữa phía trên não) gửi tín hiệu ra lệnh cử động nhưng không gây chuyển động thực sự ở chân và tay, khiến chúng tê liệt tạm thời. Điều đó làm rối loạn quá trình não xây dựng ý thức về hình ảnh của cơ thể.

"Sự xuất hiện của kẻ đột nhập trong phòng ngủ là kết quả sau khi bộ não liên tưởng hình ảnh cơ thể của chính mình thành một nhân vật mờ ảo nào đó", Jalal nói.

2. Theo lý giải của tâm linh

Những nhà tâm linh thì cho rằng, mỗi con người đều có hai thành tố: 

- Phần Thực thể: Phần thân xác vật chất, có nhìn thấy được bằng mắt thường

- Phần Tâm thể: Phần linh hồn, là vật chất vô hình không nhìn thấy bằng mắt thường. Phần này lại có 3 hình thái là: Hồn, Vía và Phách. Trong đó, thể Vía và thể Phách như một cái khung bao quanh cơ thể sinh học. Ở thể vía có mỗi quan hệ mật thiết với sự cảm nhận của 6 giác quan. Đó cũng chính là lí do tại sao người ta lại cho rằng những người yếu bóng vía lại thường hay bị bóng đè.

Hiện tượng bóng đè chẳng ai nhìn thấy, nhưng lại cảm thấy rất rõ, hầu như ai cũng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời. Mỗi loài trong thế giới tự nhiên đều có những khắc tinh để khống chế nhau, do vậy khi gặp khắc tinh liền bị bắt vía. Vậy bóng, vía là phạm trù bí hiểm, khó khống chế, nhưng lại thường gây ra những hiệu ứng phi tự nhiên mà trong đó có hiện tượng bóng đè.

Quan niệm tâm linh nhận định, phong thủy ngũ hành là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng này cách thường xuyên. Có thể do hướng nhà không tốt, cổng chính hoặc cửa nhà đối diện với ngã 3 ngã 4 tạo thành đường thẳng đâm vào nhà. Khi đó sóng bức xạ điện từ của người và các loại xe ngoài đường sẽ chiếu thẳng vào nhà, gây cho cơ thể chúng ta có cảm giác ngột ngạt, khó chịu. Người lúc nào cũng trong trạng thái chóng mặt, lâng lâng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, dễ xảy ra hiện tượng mê sảng, mệt mỏi khi ngủ.

3. Các dạng của hiện tượng bóng đè

Khi bị bóng đè, mỗi người cảm nhận được bị bóng đè khác nhau. Nhưng họ đều có một điểm chung là cảm giác tức ngực, khó thở và không thể cử động hay kêu la được... Nhiều người tỉnh rồi mà vẫn còn cảm giác lo sợ, tim đập nhanh và không thể ngủ tiếp được nữa. Ngành tâm thần học phân tích bóng đè được chia thành 3 kiểu như sau.

- Hiện tượng bóng đè gây ảo giác đột nhập: Người bị bóng đè có thể nghe thấy tiếng nói hoặc cười, cảm giác như có người lạ vào phòng mình, đi lại xung quanh hoặc ngồi ngay lên giường ngủ... Cảm giác sợ hãi khiến cơ thể họ tê cứng, khó thở, khi tỉnh dậy cảm giác các cơ mỏi nhừ như vừa hoạt động quá sức.

- Hiện tượng bóng đè gây ảo giác thăng bằng: Người bị ảo giác này khi bóng đè thường có liên quan đến chứng rối loạn tiền đình. Người bị bóng đè dạng này thường thấy mình bị rơi xuống vực sâu hoặc ngã từ trên những tòa nhà cao tầng xuống đất với những cảm giác rất chân thật. Điều rất đặc biệt là khi rơi, khi ngã, họ không bao giờ thấy mình chạm đất mà chỉ ở lưng chừng là họ đã tỉnh giấc vì sợ. Khi đó người bắt đầu đổ mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, chân tay co quắp, phải mất vài phút thì mới bình tĩnh lại được.

- Hiện tượng bóng đè gây ảo giác thực thể: Đây là dạng ảo giác bóng đè phổ biến nhất, nó xuất hiện thường vào lúc gần cuối giấc ngủ. Những người này bị bóng đè ở vùng ngực, bụng khiến họ như tê cứng và không thở được. Chỉ đến lúc xuất hiện tình trạng thiếu oxy lên não thì họ mới tỉnh. Có người do suy nhược cơ thể và thần kinh bởi bị bóng đè liên tục khiến họ hoảng sợ. Nhiều người bị bóng đè vào buổi trưa nhưng có người lại bị bóng đè ban đêm.

B. Nguyên nhân và cách hóa giải

1. Theo y học hiện đại

- Do nếp sống sinh hoạt bị đảo lộn, ảnh hưởng đến quy trình của giấc ngủ như như sự thay đổi công việc, sự căng thẳng, do lao động mệt nhọc, lo lắng thái quá.

- Do cơ thể người bệnh mới ốm dậy, cơ thể suy nhược còn chưa phục hồi, những người “yếu bóng vía”, hay hoang tưởng, ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, tâm thần tiền phân liệt...

- Do nhịp tim quá nhanh trên 100 lần/phút, khi phải gắng sức, xúc động, tình trạng sốt, trạng thái cường giao cảm, viêm cơ tim, thiếu máu hay trong một số bệnh thiếu vitamin B1, cường chức năng tuyến giáp trạng hoặc bệnh tim phổi mạn tímh, cũng có khi bóng đè là dấu hiệu tiềm ẩn của một số bệnh tim mạch, bệnh thoái hóa thần kinh, như chứng Parkinson.

- Do bị hội chứng ngưng thở hoặc bất ổn nhịp tim trong khi ngủ. Hội chứng này làm cho bệnh nhân ngưng thở thường xuyên trong khi ngủ, gây xáo trộn cân bằng giữa oxy (O2) và cacbonic (CO2) trong máu. Não cảm nhận được sự giảm (O2) và sự tăng CO2 này nên cho tín hiệu xuống để kích thích bệnh nhân thở lại và bệnh nhân thức giấc.

- Do sử dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích.

- Do ngủ trưa quá dài hoặc ngủ phi thời.

- Do xem các phim ảnh, sách báo hoặc tham gia các trò chơi kinh dị, gặp các biến cố gây hoảng loạn, trầm cảm.

- Do tư thế nằm ngủ, nếu để tay lên ngực khi ngủ sẽ gây khó khăn cho việc thở và dễ bị rơi vào trạng thái bóng đè, mặc áo quá chật, hoặc không khí nhiều CO2 hoặc thán khí trong một buồng ngủ, thậm chí chỉ cần nằm nghiêng bên trái cũng có thể gây bóng đè với mê hoảng dữ dội.

Vậy nên, cố gắng khắc phục được những nguyên nhân trên, ta có thể tạm biệt những cơn ác mộng của hiện tượng bóng đè gây ra.

2. Theo phong thủy ngũ hành tâm linh

2.1 Phương vị Đông Bắc trong nhà có sát khí.

- Nguyên nhân: Ngũ hành phong thủy cho rằng, nếu góc Đông Bắc trong nhà có sát khí thì dễ xảy ra hiện tượng bóng đè. Còn theo Chu dịch Bát quái, phương vị Đông Bắc là quẻ Cấn, là biểu tượng của giường. Đây cũng là phương vị của Quỷ trong phong thủy, chính vì thế mà nếu phương vị này có luồng khí hung sát thì là điềm báo hiện tượng quỷ quái xuất hiện trong nhà. Hai điều này hợp lại với nhau tạo nên hiện tượng bóng đè.

- Cách hóa giải:

(1) Nếu phương vị Đông Bắc trong nhà ở bị khuyết góc hình thành nên sát khí: Có thể dùng tượng Trâu phong thủy để hóa giải.

(2) Nếu phương vị Đông Bắc trong nhà lồi ra quá nhiều gây ra sát khí: Cần phải căn cứ vào phong thủy nhà ở, dùng vật phẩm phong thủy để trấn lại phương Chính Bắc (quẻ Khảm) hoặc phương Chính Đông (quẻ Chấn).

(3) Nếu bên ngoài phòng nằm ở phương vị Đông Bắc trong nhà có góc tường, nóc nhà hay đường đâm thẳng vào tạo nên sát khí: Có thể dùng gương bát quái để hóa giải.

(4) Nếu bên ngoài phòng nằm ở phương vị Đông Bắc trong nhà có nhà cao tầng áp sát hình thành sát khí: Có thể dùng cầu thủy tinh để hóa giải.

(5) Nếu bên ngoài phòng nằm ở phương vị Đông Bắc trong nhà có ống khói cao to tạo ra sát khí: Có thể dùng hồ lô thủy tinh để hóa giải.

(6) Nếu trong phòng nằm phương Đông Bắc trong nhà đặt đồ chơi có mặt mày nhăn nhó, biến dạng hình thành nên sát khí: Nên cất kín đi.

(7) Nếu trong phòng nằm ở phương Đông Bắc trong nhà để quá nhiều đồ đạc chật chội hình thành nên sát khí: Nên dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng.

(8) Nếu phòng nằm ở phương vị Đông Bắc trong nhà ẩm thấp tối tăm tạo ra sát khí: Nên lắp đặt hệ thống thông gió, giữ cho phòng thông thoáng và sáng sủa, đầy đủ ánh sáng.

2.2 Vật dụng trong phòng ngủ đặt để không hợp phong thủy

- Nguyên nhân: Cách bày trì vật dụng trong phòng ngủ có mối quan hệ trực tiếp với sức khỏe, tâm lý con người. Những đồ nội thất gây cảm giác đè nén, bí bách sẽ khiến cho con người bị tự kỉ ám thị, căng thẳng quá mức có thể dẫn đến hiện tượng bóng đè khi ngủ. Vậy làm thế nào để không bị bóng đè nữa?

- Cách hóa giải:

(1) Nếu trong phòng ngủ có dầm nhà đè xuống gây sát khí: Có thể lợi dụng trang trí nội thất để ẩn đi hoặc làm suy yếu luồng sát khí.

(2) Nếu đầu giường có đèn lớn gây ra sát khí: Nên đổi sang loại đèn nhỏ hơn.

(3) Nếu đầu giường treo khung ảnh to tạo ra sát khí: Nên chuyển khung ảnh sang chỗ khác.

(4) Nếu cửa sổ thẳng vào đầu giường gây ra sát khí: Nên đổi góc đặt giường.

(5) Nếu gương chiếu thẳng vào giường gây ra sát khí: Nên đặt gương sang vị trí khác.

(6) Nếu bày dao kiếm hay vật sắc nhọn trong phòng ngủ tạo ra sát khí: Nên cất hết những đồ vật đó.

Lời kết

Chúng ta vừa hiểu hơn về hiện tượng bóng đè một cách chi tiết, cũng như với những phương pháp hóa giải trên, hy vọng các bạn sớm thoát khỏi ác mộng bị bóng đè, có những giấc ngủ ngon và mơ thật đẹp, lấy lại sức lực sau cả ngày làm việc căng thẳng.

Chúc sức khỏe, thành công và thật nhiều may lành

*Lưu ý: thông tin chỉ mang tính tham khảo
Nguồn: Tổng hợp bởi andromeda.com.vn

Bài viết khác về Tâm linh - Bí ẩn