Tại sao lại là ba hồn chín vía, hay ba hồn bảy vía ?
Danh mục bài viết
Danh mục bài viết
Chúng ta vẫn thường nghe câu nói ba hồn bảy vía hay ba hồn chín vía mà dân gian hay nói. Tại sao lại nói như vậy, nó muốn nói đến điều gì và có ý nghĩa như thế nào ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu hôm nay.
Những người vô thần, không tin vào tâm linh cho rằng chết là hết, thân xác trở về bụi đất thế nhưng trên thực tế có nhiều minh chứng cho thấy hoàn toàn không phải. Khi con người chết đi, linh hồn của họ vẫn tồn tại trong một không gian khác. Các chuyên gia về tâm linh cho biết, cơ thể con người được chia ra làm thể hồn, thể vía và thể xác. Còn trong dân gian, ta thường hay nói “ba hồn bảy vía” hay "ba hồn chín vía".
Người Công Giáo tin rằng, con người thì chỉ có hai phần đó là linh hồn vô hình bất tử và thể xác hữu hình khi chết thì về bụi đất. Còn quan niệm Phật giáo thì cho rằng, sau khi chết người ta chỉ mất đi phần xác thịt tức là “thể phách”, còn linh hồn tức phần “tinh anh” thì mãi trường tồn, lại đi qua kiếp luân hồi để tái tạo sự sống ở kiếp sau. Đi sang kiếp sau, linh hồn ấy vẫn mang đầy đủ nợ nghiệp và phúc báo ở kiếp trước.
Thế nhưng trong tại sao trong dân gian vẫn nói ba hồn bảy vía hay ba hồn chín vía ?
Đạo giáo cho rằng con người sống được là nhờ “tam hồn thất phách”, nó điều chỉnh mọi hoạt động và tư duy của con người. Theo kinh sách của Lão Tử, hồn là cái linh, thuộc vào phần khí của con người, phách (vía) là cái linh, phụ thuộc vào phần hình của con người. Hồn là phần khinh thanh (nhẹ) phách là phần trọng trọc (nặng). Vì vậy, khi nguời ta chết, hồn bay về trời, còn phách thì tiêu xuống đất theo thể xác. Hồn thì tồn tại mãi mãi, phách và xác thì sẽ tiêu tan.
B. Ba hồn là gì ?
1. Tại sao lại là ba hồn ?
Trong “Thái Vi Linh Thư” Vụ Thành Tử viết: “Người ta có ba hồn lần lượt là Sảng Linh, Thai Quang, và U Tinh". Vì sao con người có 3 hồn, đó là 3 bộ phận tổ hợp thành thần khí của con người. Người ta mất đi một hồn hoặc hai hồn thì vẫn còn có thể sống sót. Nhưng nếu đã mất đi ba hồn thì sẽ trở thành một cái xác không hồn, sống đời thực vật.
Chính nhờ thế mà sở dĩ con người nói năng, đi lại, sinh hoạt được là nhờ linh hồn trú ngụ ở thể xác. Khi chết đi, linh hồn rời bỏ thân xác thịt. Thể xác nát vữa, còn linh hồn thì bất tử.
2. Phần hồn thứ nhất: SẢNG LINH
Sảng linh chính là một bộ phận của hồn người. Sảng linh quyết định trí lực, trí tuệ cũng như phản ứng nhanh chậm của con người. Điều này giải thích tại sao có sở hữu những khả năng siêu hạng như khả năng tính nhẩm rất nhanh, khả năng đoán biết chính xác thứ của một ngày bất kỳ nếu được yêu cầu.
Điều này không dùng logic tính ra được, đó là một bản năng thiên phú. Chính vì thế Khổng Tử nói: “Sinh ra đã biết là đệ nhất, học rồi mới biết chỉ là đệ nhị”. Nhiều người bị thiểu năng trí tuệ, chính là Sảng linh đã bị mất.
2. Phần hồn thứ hai: THAI QUANG
Đây là một trong ba hồn quan trọng nhất của con người. Nếu một sinh mệnh không còn Thai Quang thì người đó quả thật đã chết. Nếu các thầy thuốc Đồng y cao tay, có kiến thức uyên thâm về cả nhân tướng học. Họ chỉ cần xem phần “Thần”, chính là Thai Quang, của người ta có còn hay không là biết được sinh tử.
3. Phần hồn thứ ba: U TINH
Phần này quyết định tính cách, nhân duyên của một người. Dân gian thường nói “bị ai đó lấy mất hồn”, “tinh thần chán nản”, “hồn xiêu phách tán”... Điều muốn nói đến chính là phần hồn U tinh. Có người bị thất tình đau khổ cùng cực, nhìn cuộc sống u ám, gặp ai cũng không ưng. Đó là bởi vì U tinh tiêu mất rồi, chính là đã hao tổn, kiệt quệ tinh thần.
4. Trạng thái hồn khi ta ngủ
Khi con người ngủ, Thai quang vốn dĩ chiếu sáng toàn thân nhưng lúc này ánh sáng bắt đầu giảm tối đi, người ta sẽ tiến vào giấc ngủ. Nhưng “phách” của họ vẫn hoạt động. Người xưa nói "gan tàng hồn, phổi tàng phách". Khi người ta chết, phách sẽ rời khỏi thân thể.
5. Phách rời khỏi cơ thể như thế nào ?
Thân thể có một cánh cửa, gọi là phách môn, đây chính là cửa mà phách sẽ rời khỏi thân thể người. Phách môn cũng chính là hậu môn. Bởi thế thời xưa khi cấp cứu người sắp chết thì việc đầu tiên là phải bịt hậu môn lại.
C. Bảy hay chín vía là gì ?
1. Tại sao lại bảy hay chín vía
Người Việt Nam cho rằng: Đàn ông có 7 vía, đàn bà có 9 vía. Thực ra, đàn ông và đàn bà đều có ba hồn phụ vào tam tiêu (tam tiêu là ba miền thượng tiêu là phần trên dạ dày, trung tiêu là miền giữa dạ dày và hạ tiêu là miền trên bàng quan).
Sự khác nhau giữa đàn ông và đàn bà là: Đàn ông có ba hồn và bảy phách phụ vào thất khiếu (thất khiếu là bảy lỗ trên mặt: hai mắt, hai tay, hai mũi và miệng), còn đàn bà có ba hồn và chín phách phụ vào cửa khiếu là thất khiếu + lỗ sinh dục và hậu môn). Quan niệm về hồn vía ở trên, không ai khác, chính là do các bậc nho học truyền bá và ảnh huởng sâu rộng trong dân gian đến mức người ta chỉ còn biết cái ngọn của nó và tin theo, làm theo.
Theo Đạo giáo, thất phách (7 vía) của con người gồm: Thi Cẩu, Phục Thỉ, Tước Âm, Thôn Tặc, Phi Độc, Trừ Uế và Xú Phế.
2. Con số 7 và 9 trong văn hóa
Trong sách “Xuân vũ dật thưởng” có ghi, khi mới sinh ra, người ta sống được 7 ngày gọi là Lạp (còn gọi là Cữ), lúc ấy mới có 1 vía. Sau 49 ngày thì đứa trẻ mới có đủ 7 vía thành người. Tiếp đó, sau 100 ngày thì đứa trẻ tròn 1 tuổi (nghĩa là cộng cả 9 tháng thai nhi trong bụng mẹ). Bé trai đủ 7 ngày, gái 9 ngày gọi là đầy Cữ.
Sau khi người ta chết, cứ 7 ngày là 1 kỳ tang, mất đi 1 vía. Sau bảy lần cúng kỳ tang thì cúng tuần Chung thất, tức là hết vía (49 ngày). Sau 100 ngày là cúng Tốt khốc (thôi khóc). Theo quan niệm dân gian, sau 100 ngày, hồn vía người ta đã hoàn toàn thoát ly khỏi thân xác thịt, đã chết thực sự.
Quan niệm của nhà Phật cho rằng, vong hồn người chết phải qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày rồi mới được siêu thoát.
Lời kết
Chúng ta vừa tìm hiểu tại sao lại là ba hồn bảy vía hay chín vía, hãy coi đây là những kiến thức để biết tại sao người ta lại quan niệm như vậy. Tuy nhiên, trên thực tế, những quan niệm được trình bày trên không có gì là đáng tin cả, nó chỉ mang tính tham khảo cho vui, đừng vì thế mà lo lắng hay bận tâm nhiều, hãy cứ sống thật tốt đã.
**Lưu ý: thông tin chỉ mang tính tham khảo
Nguồn: Tổng hợp bởi andromeda.com.vn